MỤC LỤC
Hở hàm ếch trong là gì?
Hở hàm ếch trong là một dạng dị tật bẩm sinh liên quan đến sự phát triển bất thường của vòm miệng trong giai đoạn bào thai. Dị tật này xảy ra khi các mô ở vòm miệng không liền lại hoàn toàn, tạo ra một khe hở ở phần bên trong của vòm miệng, thường không kèm theo hở môi.
Dị tật này thường khó phát hiện hơn so với các trường hợp hở hàm ếch điển hình vì không có dấu hiệu rõ ràng bên ngoài. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về ăn uống, giọng nói, và sức khỏe răng miệng.

Nếu nghi ngờ trẻ bị hở hàm ếch trong, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chi tiết. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Kiểm tra vòm miệng:
Bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu hoặc dụng cụ y tế để quan sát kỹ lưỡng phần vòm miệng. Một khe hở nhỏ ở phần mềm hoặc phần cứng của vòm miệng có thể được phát hiện. - Nội soi vòm miệng:
Sử dụng thiết bị nội soi giúp bác sĩ quan sát rõ hơn cấu trúc bên trong của vòm miệng và phát hiện các khe hở nhỏ mà mắt thường không thấy được. - Đánh giá chức năng tai mũi họng:
Các xét nghiệm đo luồng hơi thoát qua mũi hoặc đo mức độ thoát âm khi trẻ phát âm có thể giúp xác định tình trạng hở hàm ếch trong.
Những nguyên nhân gây hở hàm ếch trong
Hở hàm ếch trong có thể xuất phát từ sự kết hợp của nhiều yếu tố di truyền và môi trường tác động trong thai kỳ.
Yếu tố di truyền
đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi gia đình có tiền sử mắc các dị tật bẩm sinh, bao gồm hở hàm ếch. Những đột biến gen ảnh hưởng đến sự phát triển của vòm miệng và xương sọ có thể truyền lại từ cha mẹ sang con cái, làm tăng nguy cơ trẻ mắc dị tật này.
Yếu tố môi trường trong thai kỳ
Yếu tố môi trường trong thay kỳ cũng góp phần đáng kể. Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh hoặc thuốc điều trị ung thư, trong thời gian mang thai có thể gây rối loạn quá trình hình thành vòm miệng của thai nhi.
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ phát triển dị tật. Ngoài ra, thói quen sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá hoặc uống rượu làm gián đoạn sự phát triển bình thường của thai nhi và là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc gây dị tật hở hàm ếch.

Thiếu hụt dinh dưỡng
Đặc biệt là thiếu acid folic, cũng được ghi nhận là nguyên nhân quan trọng. Acid folic là chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và xương sọ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai không bổ sung đủ acid folic sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, bao gồm cả hở hàm ếch.
Nhiễm trùng trong thai kỳ
Nhiễm trùng trong thai kỳ như rubella hoặc cytomegalovirus có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Những bệnh lý này gây rối loạn quá trình phân chia tế bào và hình thành cấu trúc vòm miệng, dẫn đến tình trạng hở hàm ếch trong.
Những yếu tố này thường hoạt động phối hợp với nhau, làm tăng nguy cơ dị tật, và do đó việc theo dõi sức khỏe thai kỳ một cách kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ.
Video: Xem ngay nếu bạn hoặc người thân bị sứt môi hở hàm ếch
Cách nhận biết hở hàm ếch trong
Hở hàm ếch trong không thể hiện rõ ràng ra bên ngoài, điều này làm cho việc nhận biết trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, dị tật này vẫn có những đặc điểm nhận dạng mà cha mẹ và bác sĩ có thể nhận diện được.
Dấu hiệu bất thường khi trẻ vừa sinh ra
- Khó khăn khi bú: Trẻ có thể gặp vấn đề khi bú mẹ hoặc bú bình, biểu hiện bằng việc sữa chảy ra từ mũi. Điều này xảy ra do khe hở trong vòm miệng làm mất khả năng tạo áp lực cần thiết để bú hiệu quả.
- Nôn trớ hoặc nghẹt mũi thường xuyên: Sữa hoặc thức ăn dễ tràn vào khoang mũi, gây ra các vấn đề về đường hô hấp hoặc nhiễm trùng.

Dấu hiệu khác biệt khi khi trẻ đã lớn
Giọng nói không rõ ràng:
- Giọng nói có âm mũi rõ rệt: Do khe hở trong vòm miệng, không khí thoát ra qua mũi nhiều hơn bình thường khi nói, tạo ra giọng nói có âm mũi.
- Khó phát âm các âm bật hơi: Trẻ thường gặp khó khăn khi phát âm các âm như “p,” “b,” “t,” và “d” do luồng hơi bị thoát qua khe hở.
Nhiễm trùng tai giữa tái phát:
Hở hàm ếch trong có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian (ống nối tai giữa và họng), dẫn đến ứ dịch tai giữa, không khí không lưu thông tốt qua ống Eustachian, dịch dễ ứ đọng trong tai giữa, gây viêm tai giữa tái phát.
Nghe kém, viêm tai giữa kéo dài có thể dẫn đến giảm thính lực, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Vấn đề về răng và xương hàm:
Các triệu chứng liên quan đến răng miệng và xương hàm cũng có thể là dấu hiệu của hở hàm ếch trong.
- Mọc răng bất thường: Trẻ có thể mọc răng chậm, răng mọc lệch hoặc không đều.
- Biến dạng xương hàm: Trẻ có thể có cấu trúc xương hàm trên không đều, gây ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt và chức năng nhai.
Giải pháp điều trị hở hàm ếch trong
Điều trị hở hàm ếch trong đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa phẫu thuật, trị liệu hỗ trợ và theo dõi lâu dài để đảm bảo trẻ phát triển bình thường về thể chất và tâm lý.