Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ khi bị khe hở môi

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.BS LÊ VIẾT TRÍ

Tư vấn chuyên môn

1. Phân loại các tình trạng khe hở môi

Khe hở môi hay còn được gọi là sứt môi hở hàm ếch đây là một dạng dị tật bẩm sinh. Xảy ra khi mô môi trên không phát triển hoàn toàn, dẫn đến khe hở từ mép đến môi trên. Khe hở có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên môi. 

Những dạng khe hở môi
Những dạng khe hở môi

Khe hở môi trên một bên:

  • Khe hở môi độ I: Là khe hở chỉ có ở làn môi đỏ.
  • Khe hở môi độ II: Có khe hở môi đỏ và một phần chiều cao môi.
  • Khe hở môi độ III (độ IIIa): Khe hở toàn bộ môi đơn thuần, chỉ thông vào đến nền lỗ mũi.
  • Khe hở môi độ IV (độ IIIb): Khe hở toàn bộ môi kết hợp với khe hở cung răng và vòm miệng.

Khe hở môi trên hai bên: Có 2 khe hở ở cùng môi trên, hai khe hở có thể cùng một mức độ hoặc khác nhau.

2. Những ảnh hưởng của dị tật khe hở môi đối với trẻ

Vấn đề về ăn uống: Trẻ sơ sinh có khe hở môi có thể gặp khó khăn khi bú hoặc ăn bằng bình sữa. Điều này có thể dẫn đến tăng cân chậm hoặc suy dinh dưỡng.

Vấn đề về thính giác: Khi trẻ bị khe hở môi thì có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe. Điều này là do khe hở vòm miệng cho phép âm thanh đi từ mũi đến tai giữa, dẫn đến nhiễm trùng tai và mất thính giác.

Khó khăn khi nói chuyện và giao tiếp: Những trẻ em bị dị tật này có thể nói ngọng hoặc gặp khó khăn khi phát âm một số âm thanh nhất định.

Vấn đề về răng: Khe hở môi vòm miệng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Trẻ em bị khe hở môi vòm miệng có thể có răng mọc lệch, thiếu răng hoặc các vấn đề về nướu.

Thẩm mỹ: Dị tật này có thể gây ra các biến dạng thẩm mỹ đáng kể trên khuôn mặt. Chính đều này có thể dẫn đến sự tư ti của trẻ. 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ khi bị khe hở môi

3.1Chăm sóc cho trẻ bẩm sinh 

Bởi vì những trẻ bị dị tật khe hở môi bẩm sinh sẽ không thể bú mẹ cũng như bú bình. Nên việc  khó khăn nhất trong lúc chăm sóc cho trẻ là cho trẻ bú. Trẻ cần có bình sữa chuyên dụng để được uống sữa mẹ, đảm bảo sự phát triển.Thời gian đầu sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian để tập cho trẻ làm quen với bình sữa chuyên dụng. Bởi vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn, thời gian một lần bú nên dưới 15 phút tránh bé kiệt sức và mệt mỏi vì cố gắng bú.

Bình sữa dành cho trẻ bị khe hở môi
Bình sữa dành cho trẻ bị khe hở môi

3.2 Chăm sóc trước khi phẫu thuật khe hở môi

Trước khi phẫu, trẻ sẽ được các bác sĩ điều trị chăm sóc bằng cách làm cho một khí cụ chuyên biệt vừa khít với miệng, được cố định nhờ sự ôm khít với vòm miệng cứng, ngách tiền đình và các băng dính dán hai bên má, giúp bé bú, mút dễ dàng hơn, ngăn sự thông thương giữa khoang mũi và khoang miệng, giảm tối đa việc sặc sữa.

Khi trẻ được 1 tuần tuổi bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ đảm bảo sức khoẻ trước khi phẫu thuật. Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta cần chú ý đến cách chăm sóc cho trẻ và vệ sinh những dụng cụ uống sữa của trẻ. 

3.3 Chăm sóc sau khi phẫu thuật khe hở môi 

Điều kiện để trẻ có thể phẫu thuật khe hở môi là  phải ở độ tuổi từ 18-24 tháng tuổi và và phải có cân nặng hơn 10 cân. Đối với phẫu thuật khe hở vòm miệng, mổ sớm có lợi cho trẻ về mặt ngôn ngữ, tuy nhiên mổ muộn lại có lợi về mặt phát triển xương hàm. Chính vì thế, gia đình cần phối hợp với bác sĩ để quyết định thời gian phẫu thuật thích hơn

  • 2 tuần đầu sau phẫu thuật:
    • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo xay, sữa hoàn toàn.
    • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
    • Cho trẻ bú hoặc ăn bằng bình có núm vú mềm.
    • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng, cay nóng, hoặc có tính axit.
    • Sau mỗi bữa ăn, cho trẻ uống nước hoặc dung dịch muối sinh lý để tráng miệng.
  • Sau 2 tuần:
    • Dần dần cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn như súp, bún, cơm mềm.
    • Tiếp tục cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
    • Khuyến khích trẻ tự ăn bằng tay hoặc dụng cụ ăn uống.
    • Theo dõi khả năng ăn uống của trẻ và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
  • Vệ sinh:
    • Vệ sinh vết mổ 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch muối NaCl 0,9% hoặc nước muối sinh lý.
    • Rửa tay sạch trước và sau khi vệ sinh vết mổ.
    • Không cọ xát hoặc bóc các vảy trên vết mổ.
    • Giữ cho miệng và mũi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Tập thổi ống:
    • Hướng dẫn và khuyến khích trẻ thổi ống để tăng cường chức năng cơ căng màn hầu và cơ hàm hầu.
    • Nên tập thổi ống ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5-10 phút.
    • Có thể sử dụng ống hút hoặc dụng cụ thổi đặc biệt dành cho trẻ sau phẫu thuật khe hở vòm miệng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần cho trẻ đi khám và điều trị ngôn ngữ sau phẫu thuật. Các chuyên gia ngôn ngữ sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng phát âm, nói chuyện và giao tiếp.

4. Bệnh viện Thẩm mỹ Jk Nhật Hàn địa chỉ điều trị khe hở môi cho người trưởng thành

Tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn, chúng tôi có phương pháp chỉnh hình khe hở môi phức tạp Magic Lips. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay, khắc phục gần như hoàn toàn các khiếm khuyết của môi dị tật:

  • Hạ viền môi, chỉnh viền môi 
  • Chỉnh lòng môi cân đối
  • Xóa sẹo môi cũ kém thẩm mỹ

Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện thẩm mỹ JK Nhật Hàn đều có nhiều năm kinh nghiêm trong ngành thẩm mỹ. Các bác sĩ đã thực hiện điều trị rất nhiều ca khe hở môi thành công, giúp khách hàng có diện mạo mới xinh đẹp hơn. 

Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn biết thêm về dị tật khe hở môi và cách chăm sóc cho trẻ. Nếu bạn có thắc mắc thêm gì về khe hở môi thì có thể liên hệ đến bệnh viện thẩm mỹ JK Nhật hàn để được hỗ trợ tư vấn nhé 

> Bài viết tham khảo

Phẫu thuật môi cho người sứt môi hở hàm ếch

mổ sứt môi hở hàm ếch ở đâu tốt? bệnh viện tại q1 tp.hcm

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận

Gọi điện Báo giá Ưu đãi