MỤC LỤC
Dị tật sứt môi bẩm sinh – hở hàm ếch bẩm sinh là gì?
Dị tật sứt môi ở trẻ có thể bao gồm hở hàm ếch hoặc không bao gồm hở hàm ếch. Tuỳ mức độ sứt môi (hở hàm ếch), trẻ sẽ được thực hiện các phẫu thuật khác nhau để phục hồi chức năng vòm miệng, hàm và môi khi còn bé. Tuy nhiên phẫu thuật này chỉ nhằm phục hồi chức năng sinh học nên để lại nhiều vấn đề về thẩm mỹ như: viền môi không đều, khuyết lòng môi, sẹo môi, khuôn môi không cân đối,…
Tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Cả sứt môi và hở hàm ếch.
Sứt môi xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Sứt môi có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết các dị tật bẩm sinh xảy ra trong 3 tháng đầu của giai kỳ. Đây là thời gian cơ quan của em bé đang trong quá trình hình thành. Một số trường hợp có thể xảy ra muộn hơn. Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, các mô và cơ quan tiếp tục tăng trưởng và phát triển.
Môi là bộ phận được hình thành từ tuần thứ tư đến tuần thứ năm của thai kỳ. Hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ bảy và tuần thứ tám của thai kỳ. Nên thời điểm này nếu các yếu tố bên ngoài tác động không tốt tới thai phụ trong khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ gây ra dị tật thai nhi là sứt môi, hở hàm ếch.
Nguyên nhân gây ra sứt môi ở thai nhi?
Nguyên nhân gây ra sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp, tuy nhiên theo một số nghiên cứu, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
Một số nguyên nhân gây ra sứt môi ở thai nhi
- Có người cận huyết thống bị dị tật sứt môi
- Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai: Cảm cúm, virus Rubella…
- Mẹ sử dụng vitamin A liều cao, chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ axit folic, vitamin B12 và vitamin B6
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiễm phóng xạ, hóa chất.
Làm gì để dự phòng sứt môi bẩm sinh?
Một số ghiên cứu cho thấy axit folic có thể giúp ngăn ngừa tật sứt môi bẩm sinh. Chính vì thế, trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong khi mang thai, người mẹ nên dùng từ 0,4 đến 1mg axit folic mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu acid folic như rau xanh, ngũ cốc… hay bổ sung thêm bằng viên uống. Tuy nhiên, chú ý không dùng quá liều tránh gây tổn thương thần kinh.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh các bật cho mẹ có thể chuẩn bị sức khỏe tốt trước và trong khi có thai:
- Tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định có thau như rubella, cúm
- Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
- Sử dụng thuốc hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động có hại đến thai nhi: Chất hóa học, tia phóng xạ…
- Giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng như dưỡng dinh, đi bộ, yoga…
- Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc khi mang thai, bao gồm cả vitamin A.
Địa chỉ phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch ở đâu uy tín – đáng tin cậy?
Thực tế, phẫu thuật tạo hình Mũi – Môi sứt môi hở hàm ếch là một trong những giải pháp thẩm mỹ rất khó thực hiện. Với các trường hợp buộc phải can thiệp thẩm mỹ cấu trúc đòi hỏi Bác Sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để thực hiện.
Đặc biệt, phẫu thuật này chỉ được tiến hành khi khách hàng đã đến tuổi trưởng thành, cấu trúc gương mặt đã hoàn chỉnh. Do đó để có được một kết quả thẩm mỹ tốt nhất, rút gọn số lần phẫu thuật để có được kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Các bạn nên cân nhắc chọn cho mình một địa chỉ uy tín, Bác Sĩ có tay nghề để thực hiện.
Một trong số đó là Bệnh Viện thẩm mỹ JK Nhật Hàn nơi đã và đang “khởi sắc” thành công cho hàng trăm trường hợp dị tật sứt môi hở hàm ếch. Với kết quả cải thiện diện mạo đến 80%, giúp nhiều người tự tin hơn trong giao tiếp. Bên cạnh cũng giúp họ được sinh hoạt ăn uống bình thường như mọi người.
>>> Xem thêm Tái tạo mũi cho người trưởng thành
>>> Xem thêm Tái tạo môi cho người trưởng thành