MỤC LỤC
Sửa môi là gì?
Sửa môi hay còn gọi là thẩm mỹ môi là một loại phẫu thuật thẩm mỹ nhằm thay đổi hình dạng và kích thước của môi để cải thiện nét đẹp của khuôn mặt. Quá trình này có thể bao gồm việc điều chỉnh hình dạng và đôi khi cả việc tăng cường độ dày hay mỏng của môi, hoặc sửa các khuyết điểm môi, nâng cơ môi, xoá sẹo môi.
Để tiến hành sửa môi, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật khác nhau tùy thuộc vào mong muốn cũng như tình trạng môi của từng người.
Các phương pháp sửa môi phổ biến
Thu nhỏ môi
Là việc giảm độ dày của môi trên hoặc môi dưới để tạo sự hài hòa với khuôn mặt. Bác sĩ cắt bỏ một phần mô thừa ở môi và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Thời gian hồi phục khoảng 1-2 tuần.
Đối tượng phù hợp để thu nhỏ môi là người có môi quá dày do bẩm sinh hoặc phẫu thuật trước đó không đạt mong muốn.
Làm đầy môi
Làm tăng kích thước môi, tạo dáng môi căng mọng và đầy đặn hơn. Thông qua biện pháp cấy mỡ tự thân, hoặc mô da tự thân để tạo hình môi tự nhiên hơn. Thời gian hồi phục mất khoảng từ 2 tuần.
Làm đầy môi phù hợp với người có môi quá mỏng hoặc muốn tạo dáng môi đầy đặn lâu dài.
Tạo hình môi trái tim
Là biện pháp định hình môi trên thành dáng trái tim, tạo cho khuôn miệng trông gợi cảm hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ dưới mũi, loại bỏ phần da dư, kéo môi trên lên để tạo đường cong đẹp hơn. Nếu môi dưới chưa cân đối, có thể thực hiện thu nhỏ hai bên để tạo hình trái tim hoàn chỉnh.
Sau từ khoảng 1-2 tuần dáng môi sẽ đạt được kết quả như mong đợi.
Phương pháp này phù hợp với người có môi trên dài, thiếu đường cong tự nhiên.

Chỉnh sửa môi sau phẫu thuật hỏng
Với những trường hợp từng thẩm mỹ môi nhưng chưa thành công, môi chưa cân xứng, môi bị co rút hoặc có các vấn đề về sẹo, người có môi sứt do dị tật…
Phẫu thuật tạo hình môi toàn diện sẽ can thiệp đến viền môi, lòng môi, chỉnh hình cơ nâng môi và tác động toàn diện bằng nhiều phương pháp kỹ thuật để có được một kết quả tối ưu nhất.
Thời gian hoàn thiện từ 1 đến 4 tuần tuỳ từng mức độ can thiệp và thể trạng cơ thể.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN PHÙ HỢP VỚI BẠN
Sửa môi có đau không? ThS.BS Lê Viết Trí giải đáp
Nhiều người lo lắng sửa môi có đau không? Theo ThS.BS Lê Viết Trí – chuyên gia tạo hình thẩm mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm, đồng thời là cha đẻ của công nghệ độc quyền Magic Lips chuyên phẫu thuật cho những trường hợp môi khuyết, môi dị tật nặng, bác sĩ Trí cho biết:
“Trong suốt quá trình phẫu thuật môi bạn hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Vì lúc này cơ thể đã được tiến hành biện pháp giảm đau, mục đích để người thực hiện không còn cảm giác khó chịu khi phẫu thuật viên đang thao tác. Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật môi, vùng môi sẽ bắt đầu có cảm giác trở lại, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ để làm giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu cho người thực hiện”.
Video: Bác sĩ Lê Viết Trí chia sẻ từ A-Z về thẩm mỹ môi
Bác sĩ Lê Viết Trí khuyên gì để giảm đau sau khi sửa môi?
Sửa môi có đau không – Để quá trình sửa môi diễn ra hiệu quả, hậu phẫu thật nhẹ nhàng, ít đau, ThS.BS Lê Viết Trí đưa ra một số lời khuyên sau:
- Lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp với thể trạng cơ thể. Nếu bạn là người có giới hạn chịu đau thấp hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết ngay từ đầu, để bác sĩ có định hướng phù hợp trước khi can thiệp.
- Thực hiện phẫu thuật môi tại bệnh viện uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, giúp hạn chế tổn thương và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao cho ca phẫu thuật.
- Đề xuất bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm sau phẫu thuật để cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình nghỉ dưỡng.
- Chăm sóc hậu phẫu đúng cách, gữ vệ sinh, tránh chạm vào môi, ăn thực phẩm mềm để giúp môi nhanh lành mà không bị đau kéo dài.
- Giữ tâm lý thoải mái trước khi thực hiện, bạn nên thư giãn, tránh lo lắng quá mức vì hầu hết các phương pháp đều được kiểm soát đau tốt.

Cách chăm sóc sau khi sửa môi giúp lành thương nhanh
Sau khi phẫu thuật môi việc kiểm soát đau và giúp môi nhanh lành là rất quan trọng. Dưới đây là các phương pháp giảm đau hiệu quả theo tư vấn từ ThS.BS Lê Viết Trí:
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ:
Paracetamol là lựa chọn an toàn, giúp giảm đau nhẹ đến trung bình. Nếu đau nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau mạnh hơn như Tramadol. Các loại thuốc chống viêm, kháng sinh dùng theo chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm sưng viêm. Lưu ý không tự ý uống Aspirin vì có thể gây chảy máu kéo dài.
Chườm lạnh sau phẫu thuật:
Dùng đá viên bọc trong khăn sạch hoặc túi chườm lạnh, áp nhẹ lên vùng gần môi (không chườm trực tiếp lên vết thương). Thời gian chườm 12 lần trong khoảng từ 10-15 phút/lần, nghỉ 20 phút rồi tiếp tục. Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, giảm đau và hạn chế tụ máu bầm. Không chườm quá lâu để tránh tổn thương mô do lạnh.

Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tư thế đúng:
Nằm đầu cao 30-45 độ (dùng 2-3 gối nâng đầu khi ngủ) để giảm sưng và đau. Tránh nằm nghiêng, úp mặt xuống gối để không đè lên môi.Hạn chế nói chuyện nhiều hoặc cười lớn trong tuần đầu để tránh căng môi.
Ăn uống khoa học giúp môi nhanh lành:
Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa, sinh tố. Uống nhiều nước nhưng nên dùng muỗng hoặc ống hút mềm (tránh ống hút cứng). Tránh thực phẩm cay nóng, chua, mặn, cứng vì có thể kích thích vết thương, gây đau rát. Không uống rượu bia, cà phê, nước có ga vì có thể làm vết thương lâu lành.
Giữ vệ sinh môi đúng cách:
Vệ sinh hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn theo chỉ định. Tránh chạm tay vào môi, không liếm môi để tránh nhiễm trùng. Không bóc da môi khi môi bắt đầu bong vảy để tránh đau và sẹo.
Theo dõi dấu hiệu bất thường và tái khám đúng hẹn:
Nếu có đau nhức kéo dài, sưng to, chảy mủ, sốt cao, cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nhiễm trùng. Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá tiến trình lành thương.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc sửa môi có đau không. Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện JK Nhật Hàn nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt lịch hẹn MIỄN PHÍ cùng chuyên gia, hotline 094 1800 999 Zalo/Viber/Facetime.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN PHÙ HỢP VỚI BẠN