MỤC LỤC
- 1 Phẫu thuật hàm ếch là gì?
- 2 Nguyên nhân gây hở hàm ếch
- 3 Những chuẩn bị cần thiết trước khi phẫu thuật hàm ếch cho trẻ
- 4 Cách phòng tránh hở hàm ếch ở thai nhi
- 5 Phẫu thuật tạo hình mũi môi dị tật cho người trưởng thành
- 6 Một số hình ảnh khách hàng sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại bệnh viện JK Nhật Hàn
Phẫu thuật hàm ếch là gì?
Phẫu thuật hàm ếch (phẫu thuật chỉnh sửa khe hở vòm miệng) là một phương pháp can thiệp y khoa nhằm khắc phục tình trạng hở hàm ếch ở trẻ em. Khi các mô vòm miệng hoặc môi của trẻ không phát triển bình thường trong quá trình hình thành thai nhi sẽ gây ra tình trạng hở hàm ếch. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở vòm miệng và miệng không thể hình thành, bởi các mô này không kết hợp với nhau một cách thích hợp. Một vài trường hợp trẻ bị hở một phần hoặc hở cả bộ phận trước.
Tổng hợp các vị trí hở hàm ếch thường thấy, sẽ có 4 vị trí hở hàm ếch: Hở hàm trong, hở hàm 1 bên, hở hàm 2 bên, hở hàm toàn bộ
Hở hàm trong
Đây là một dạng dị tật hàm không phổ biến. Khe hở xuất hiện trong vòm miệng của trẻ và được bao phủ bởi niêm mạc miệng. Bởi vì vùng hở hàm nằm bên trong nên khó quan sát và phát hiện. Để có thể nhận biết trẻ bị hở hàm trong sẽ có những biểu hiện sau:
- Trẻ gặp các vấn đề khó ăn uống, khó nhai, nuốt. Những thức ăn lỏng như cháo, súp khi ăn có thể dễ dàng chảy qua ngoài qua đường mũi.
- Trẻ dễ bị nhiễm trùng tai, viêm mũi tái lại nhiều lần
- Cấu trúc gương mặt không bình thường
Hở hàm 1 bên
Tình trạng này khá phổ biến. Hở hàm ếch một bên dễ nhận biết bằng mắt thường, biểu hiện là khe hở xuất hiện ở một bên vòm miệng, có thể xảy ra ở bên phải hoặc bên trái và thường đi kèm với sứt môi. Những trẻ bị hở hàm 1 bên sẽ khó khăn khi ăn uống, dễ bị sặc đồ ăn, có nguy cơ bị nhiễm trùng tai và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Hở hàm 2 bên
Hở hàm ếch 2 bên xuất hiện ở cả hai bên vòm miệng, có thể kéo dài từ phía trước (gần răng cửa) đến phía sau (lưỡi gà). Hở hàm ếch 2 bên bao gồm xương hàm trên, vòm miệng mềm và vòm miệng cứng. Trong trường hợp nặng, xương trước hàm (premaxilla) có thể bị nhô ra hoặc treo lơ lửng do không có sự hỗ trợ từ hai bên vòm miệng.
Trong nhiều trường hợp, hở hàm ếch 2 bên đi kèm với hở môi 2 bên, làm biến dạng nghiêm trọng môi và mũi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.: Do sự gián đoạn cấu trúc của vòm miệng, chức năng điều hòa áp suất tai giữa bị suy giảm, làm tăng nguy cơ viêm tai giữa và mất thính lực.
Hở hàm ếch toàn bộ
Hở hàm ếch toàn bộ là tình trạng trẻ sinh ra có khe lớn ở cả vòm miệng. Đây là trường hợp nặng khiến trẻ không bú được, ăn uống khó khăn, răng mọc lệch lạc, cung hàm biến dạng và dễ mắc các bệnh lý về hô hấp,…
Nguyên nhân gây hở hàm ếch
Nguyên nhân gây ra sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp, tuy nhiên theo một số nghiên cứu, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Một số nguyên nhân gây ra sứt môi ở thai nhi
- Có người cận huyết thống bị dị tật sứt môi
- Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai: Cảm cúm, virus Rubella…
- Mẹ sử dụng vitamin A liều cao, chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ axit folic, vitamin B12 và vitamin B6
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiễm phóng xạ, hóa chất.

Những chuẩn bị cần thiết trước khi phẫu thuật hàm ếch cho trẻ
Phẫu thuật sứt môi hở hàm ở trẻ thường được thực hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi. Riêng với phẫu thuật hở hàm ếch, được thực hiện khi trẻ được 9 – 10 tháng tuổi, cân nặng khoảng 10kg. Để chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật hàm ếch, phụ huynh cần chú ý đến những vấn đề sau:
1. Đánh giá sức khỏe tổng quát
- Đưa trẻ đi khám tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe chung, bao gồm:
- Xét nghiệm máu (công thức máu, đông máu, nhóm máu).
- Đánh giá chức năng tim, phổi nếu cần.
- Xét nghiệm nhiễm trùng (viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa…).
- Nếu trẻ có các bệnh lý nền (tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, bệnh hô hấp…), cần điều trị ổn định trước khi phẫu thuật.
2. Kiểm tra dinh dưỡng
- Trẻ cần có cân nặng và thể trạng tốt để đảm bảo sức khỏe khi gây mê và hồi phục sau phẫu thuật.
- Nếu trẻ suy dinh dưỡng, cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là protein và vitamin.
3. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ và gia đình
- Giải thích nhẹ nhàng cho trẻ (nếu trẻ đã có nhận thức) để tránh lo lắng.
- Gia đình cần hiểu rõ về quy trình phẫu thuật, thời gian hồi phục và các biến chứng có thể xảy ra.
4. Lựa chọn thời điểm phẫu thuật phù hợp
- Thời điểm phẫu thuật lý tưởng:
- Từ 3 tháng tuổi nên can thiệp để hỗ trợ trẻ bú và ăn uống tốt hơn. Giai đoạn 6-12 tháng tuôi có thể cân nhắc điều chỉnh thêm trong các cuộc phẫu thuật sau để đảm bảo khả năng phát triển giọng nói bình thường.
- Nếu trẻ lớn hơn, vẫn có thể phẫu thuật nhưng cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến nha khoa, chức năng phát âm và thẩm mỹ.
Đối với trẻ được chỉ định phẫu thuật cần lưu ý
Hướng dẫn nhịn ăn trước phẫu thuật
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nhịn sữa mẹ hoặc sữa công thức ít nhất 4 giờ trước phẫu thuật.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi: Nhịn ăn ít nhất 6 giờ và có thể uống nước trong vòng 2 giờ trước phẫu thuật.
Đưa trẻ nhập viện đúng giờ: Mang theo hồ sơ bệnh án, giấy tờ cần thiết. Chuẩn bị quần áo rộng rãi, tã, bình sữa (nếu cần).
Chăm sóc sau phẫu thuật
- Trong 24 giờ đầu, trẻ chỉ uống nước hoặc sữa loãng bằng muỗng hoặc ống tiêm để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Sau đó, cho ăn thức ăn mềm như cháo loãng, súp, sữa chua.
- Tránh thức ăn cứng, nóng, cay có thể gây kích ứng vết mổ.
- Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ để vệ sinh miệng cho trẻ.
- Tránh chạm vào vết mổ hoặc để trẻ đưa tay vào miệng.
Theo dõi biến chứng Kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng: sưng đỏ, chảy mủ, sốt cao. Nếu có triệu chứng bất thường như khó thở, chảy máu kéo dài, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Hỗ trợ phát âm và giao tiếp: Sau khi vết mổ lành, cần theo dõi khả năng phát âm của trẻ. Nếu cần, có thể cho trẻ tham gia chương trình tập nói với chuyên gia ngôn ngữ trị liệu.
Theo dõi dài hạn: Trẻ có thể cần phẫu thuật chỉnh sửa bổ sung khi lớn hơn, đặc biệt nếu có vấn đề về phát âm hoặc hình dáng vòm họng. Kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đánh giá sự phát triển của hàm và khả năng nói.
Cách phòng tránh hở hàm ếch ở thai nhi
Để phòng tránh dị tật hàm ếch ở thai nhi, trước khi mang thai các mẹ nên chú ý ở dụng axit folic mỗi ngày trước khi mang thai ít nhất 1 tháng với liều lượng 0,4 đến 1mg mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa axit folic như rau xanh, các loại hoa quả mọng nước…
+ Đặc biệt, trước khi mang thai, cha mẹ cũng cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt
+ Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi có dự định mang thai. Nếu gia đình có người bị sứt môi hở hàm ếch nên báo với bác sĩ để có phương án phòng tránh phù hợp.

+ Tinh thần thoải mái, tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng
+ Tiêm phòng đầu đủ trước khi có kế hoạch mang thai, nhất là các vacxin phòng cúm, rubella…
+ Nghỉ dưỡng hợp lý, sử dụng thuốc, khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai.
+ Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, tia phóng xạ…

Phẫu thuật tạo hình mũi môi dị tật cho người trưởng thành
Tại bệnh viện thẩm mỹ JK Nhật Hàn, với đội ngũ bác sĩ “TAY VÀNG – TÂM SÁNG”, được đào tạo bài bản chuyên sâu về tạo hình thẩm mỹ đã phẫu thuật thành công hơn 10.000 ca sứt môi hở hàm ếch, giúp họ có diện mạo mới hoàn thiện, tự tin hòa nhập với cộng đồng và có cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn.
Dù đã được phẫu thuật từ bé, thế nhưng biến chứng để lại là chiếc mũi biến dạng, môi khuyết lõm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý. Khiến các bạn tự ti, mặc cảm, thu mình với xã hội.
Đến với bệnh viện JK Nhật Hàn, bạn sẽ được tái tạo mũi và môi bằng kỹ thuật chuyên biệt. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng trước phẫu thuật để đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp với khuyết điểm của mỗi người. Việc sửa mũi dị tật ở tuổi trưởng thành rất khó bởi vì vùng mũi kéo theo nhiều khuyết điểm sẹo. Vách ngăn lệch vẹo, cánh mũi không cân đối, đầu mũi sụp. Cùng với đó là sẹo nhân trung xấu kéo dài xuống môi, làm thay đổi hình dáng môi không đều hoặc xếch lên trên.

Một ca phẫu thuật tạo hình mũi môi dị tật thường kéo dài 6 – 8 tiếng, các bác sĩ sử dụng các kỹ thuật chuyên biệt cùng kỹ thuật độc quyền để tái tạo lại chiếc mũi, dựng trụ mũi thẳng, vững chãi, tạo hình đầu mũi vút bay, tròn, mềm mại. Phần môi bóc tách tỉ mỉ, chuyển vạt, làm đầy lòng môi. Kết quả sau khi làm thay đổi khoảng 70 – 95% tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Nhưng chắc chắn một điều, sau phẫu thuật, bạn sẽ có diện mạo mới hoàn thiện, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình.

Hành trình “Vì Sống Là Sẻ Chia” được tổ chức bởi Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn, hỗ trợ chi phí phẫu thuật TẠO HÌNH MŨI MÔI – CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ CHO NGƯỜI DỊ TẬT. Nếu bạn hay người thân đang cần sự hỗ trợ, hãy đăng ký ngay, hotline 094 1800 999 Zalo/Viber/Facetime. Bệnh viện JK Nhật Hàn còn có những chính sách ưu đãi, cùng đa dạng các nhóm dịch vụ dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ cho quý khách hàng làm đẹp. Liên hệ ngay nếu bạn cần hỗ trợ thông tin và nhận chi phí làm đẹp tối ưu nhất.
Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu sứt môi hở hàm ếch là gì và những thông tin quan trọng liên quan đến dị tật này, cũng như giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
Một số hình ảnh khách hàng sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại bệnh viện JK Nhật Hàn
Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về việc điều trị hở hàm ếch cho trẻ cần chuẩn bị những gì. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ ngay hotline 094 1800 999 Zalo/Viber Facetime để được tư vấn MIỄN PHÍ cùng chuyên gia.