1. Kiêng cữ về dinh dưỡng sau nâng mũi cấu trúc
Việc tác động vào các mô, cơ, sụn trong mũi để cấu trúc lại mũi khiến mũi bị tổn thương nhất định. Và để việc tổn thương này nhanh phục hồi, các bạn cần lưu ý đặc biệt về chế độ ăn uống. Trong đó, cần TRÁNH tuyệt đối các thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình lành thương sau nâng mũi như:
Rau muống
Đây là loại rau có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương do thành phần có tính tăng sinh collagen giúp làm đầy vết thương. Vì thế, trong khoảng 1 tháng sau nâng mũi, tránh tuyệt đối rau muống trong thực đơn.
Đồ ăn làm từ gạo nếp
Những thực phẩm được làm từ đồ nếp như bánh chưng, xôi, bánh nếp… cũng nên loại bỏ khỏi bữa ăn trong vòng 1 tháng sau khi nâng mũi. Bởi đồ nếp có thể khiến vết thương mưng mủ và quá trình phục hồi trở lên lâu hơn. Đó là lý do bạn cần tránh sử dụng đồ nếp sau phẫu thuật nói chung và nâng mũi nói riêng.
>>> Xem thêm: Quy trình chăm sóc mũi sau khi nâng mũi cấu trúc
Hải sản
Đây loại thức ăn rất giàu canxi và đạm – hai loại chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm chứa đạm cao sẽ khiến vết thương lâu lành. Vì thế, quá trình phục hồi cũng như sự ổn định của mũi sau khi nâng. Ngoài ra, ăn nhiều hải sản cũng có thể khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí dị ứng.
Thịt bò
Là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng thịt bò lại không tốt cho người mới phẫu thuật nâng mũi. Bỏi các chất có trong thịt bò có thể khiến vết thương lâu lành hơn. Thêm nữa, nó có thể khiến vùng da phẫu thuật bị kích thích và bị sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Đồ uống có cồn, có ga
Những loại thức uống này có thể khiến làm chạm quá trình lành vết thương. Đồng thời, tăng khả năng cơ viêm bị sưng sau khi phất thuật.
Các sản phẩm có chứa chất kích thích
Những sản phẩm này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khi bạn mới nâng mũi xong, sử dụng chúng có thể khiến mũi bị viêm, dị ứng, vết thương lâu lành…
Các loại thực phẩm lên men
Nếu bạn rất thích các món dưa cà, mắm muối thì hãy gạt chúng sang một bên sau khi nâng mũi nhé. Những thực phẩm này có thể khiến vết thương bị mưng mủ, lâu lành. Ngoài ra, nó còn dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi,ợ chua. Từ đó gián tiếp làm ảnh hưởng đến vùng mũi.
>>> Xem thêm: Bí quyết giúp chiếc mũi nâng cấu trúc luôn đẹp bền lâu
2. Kiêng cữ trong sinh hoạt sau khi nâng mũi cấu trúc
Trong vòng 1 tháng sau nâng mũi, bạn nên thực hiện các điều dưới đây khi sinh hoạt hàng ngày.
– Hạn chế làm việc nặng gây đồ mồ hôi
– Tránh để mũi bị va chạm mạnh
– Không dùng tay bẩn chạm, sờ hay nắn bóp mũi.
– Tránh để mũi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay khói bụi
– Đi lại nhẹ nhàng, tránh tập thể dục, chạy nhảy.
– Không nên quan hệ tình dục trong khoảng 1 tuần sau phẫu thuật nâng mũi.
– Tuyệt đối không để nước đụng và phần mũi.
– Không đeo kính hay trang điểm khiến mũi bị tác động làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
3. Một vài lưu ý khác sau khi nâng mũi
Việc nâng mũi cấu trúc có thể khiến bạn bị sưng và đau chút xíu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
– Chườm đá trong vòng 12h sau phẫu thuật.
– Chườm ấm trong vòng 24h đến 72 sau khi phẫu thuật.
– Nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa, để đầu cao 45 độ.
– Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng bông gạc để thấm dịch tiết ra sau phẫu thuật
– Sử dụng bông băng y tế để lau và vệ sinh mũi.
– Chú ý ngủ đủ giấc, uống đủ nước
– Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin giúp vết thương nhanh lành hơn. Đặc biệt là những loại trái cây quả mọng như dâu tây, cam, bưởi, dứa, lê, nho, lựu…
– Ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, rau bina, rau diếp cá
– Ăn nhiều loại củ quả có màu đỏ như cà rốt, chuông, rau mầm, khoai lang, khoai tây…
– Sử dụng những thực phẩm giàu protein và chất béo như trong thịt nạc, sữa, , hạt hướng dương, hạnh nhân, yến mạch, dầu ô liu, dầu dừa, bơ…
Bài viết trên đây chúng tôi đã thông tin chi tiết những kiêng cữ cần thực hiện khi nâng mũi cấu trúc. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi. Chúc các bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.