MỤC LỤC
Nâng mũi cần kiêng ăn bao lâu?
Khách hàng sau khi phẫu thuật nâng mũi nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng 1 đến 2 tháng. Thường trước và sau khi phẫu thuật bác sĩ hoặc điều dưỡng đều có dặn dò về việc chăm sóc cũng như ăn uống. Nên với câu hỏi cần kiêng ăn bao lâu thì câu trả lời tốt nhất đó chính là khách hàng nên kiên trì tuân theo thực đơn kiêng cữ cho tới khi mũi hồi phục hoàn toàn. Có như vậy, sau khi hồi phục dáng mũi mới đảm bảo vẻ đẹp cũng như độ an toàn cao nhất.
Video: Hướng dẫn chăm sóc mũi đúng cách sau khi phẫu thuật
Tuy vậy, việc kiêng ăn cũng sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu cơ địa tốt, không dễ để lại sẹo và vết thương nhanh lành thì việc kiêng cữ sẽ ngắn hơn. Thông thường, bạn sẽ được các bác sĩ khuyên nên kiêng ăn trong vòng ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.
Ngược lại, với những người có cơ địa không tốt, dễ gây sẹo lồi, vết thương dễ bị mưng mủ, lâu lành,…bạn cần phải chờ đến khi mũi hoàn toàn ổn định. Thời gian kiêng do vậy mà cũng kéo dài khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng mới nên ăn uống bình thường trở lại. Lưu ý với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng mới nên sử dụng.
Những thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi
Tuy khi phẫu thuật nâng mũi, bạn chỉ cần khâu một vết thương rất nhỏ. Nhưng không vì thể mà bạn bỏ qua việc kiêng cữ trong ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên ăn để mau lành vết mổ và tránh để lại sẹo như:
- Thực phẩm giàu Vitamin A, C
Ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin không chỉ tốt cho việc hồi phục vết mổ phẫu thuật mà còn rất tốt cho sức khỏe. Các chất vitamin như A và C sẽ giúp tăng khả năng tăng đề kháng, tăng quá trình hồi phục sau làm mũi nhanh chóng hơn. Những vitamin này thường có trong nhóm hoa quả: bưởi, cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất…. Ngoài ra còn có ở nhiều món rau xanh như: bông cải, bina, cà chua, cà rốt…Lưu ý là những thực đơn này cần được chế biến thiên về đồ ăn ít dầu mỡ: món luộc, món canh.
- Nhóm ngũ cốc và hạt
Nhóm thực phẩm từ ngũ cốc và hạt sẽ giúp cung cấp năng lượng, bổ sung chất đường thực vật cho cơ thể. Ngoài ăn nhiều cơm, những món ăn chế biến từ đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen, yến mạch, … sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, cơ thể đề kháng cao, vết mổ phẫu thuật mau lành. Ngoài ra còn giúp đẹp da, giảm cân, tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả
Khi bạn nâng mũi hay làm bất cứ một ca phẫu thuật nào, cơ thể con người thường gặp phải tình trạng mất nước. Vì vậy, việc bù nước lại cho cơ thể là rất cần thiết. Bạn nên uống từ 2 đến 3 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, hãy tạo thói quen bổ sung thêm mỗi ngày một cốc nước ép trái cây tươi.
Những thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bạn cũng nhớ kiêng một số loại không nên ăn. Dưới đây là những thực phẩm gây ảnh hưởng tới quá trình lành thương sau nâng mũi, có thể khiến vết thương lâu lành hơn, vết thương không đẹp. Do đó bạn hãy lưu ý để kiêng như:
- Không ăn rau muống
Trong rau muống có tính tăng sinh collagen lành tính, giúp làm đầy vết thương nên loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương. Đối với những người có cơ địa dễ bị sẹo thì nhất thiết không nên ăn loại rau này sau phẫu thuật.
- Không ăn hải sản
Các loại hải sản thường cung cấp một lượng lớn canxi và chất đạm. Nhưng việc bổ sung nhiều chất đạm sẽ khiến vết thương lâu lành, không tốt cho việc hồi phục sau nâng mũi. Ngoài ra, ăn hải sản có thể gây ngứa ngáy, khó chịu vùng mũi khiến bạn có thể dùng tay gãi làm trầy vết thương. Đặc biệt chúng còn dễ gây ra tình trạng dị ứng trên da rất khó chịu.
- Không ăn thịt bò, thịt gà
Những thực phẩm này đứng đầu danh sách được các bác sĩ khuyên nên kiêng sau khi thực hiện bất cứ một ca phẫu thuật nào. Đây là loại thực phẩm khiến vết thương dễ mưng mủ, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Ngoài ra, thịt bò và thịt gà cũng chứa nhiều protein khiến da bị kích thích, dễ gây ra sẹo lồi xấu xí.
- Không nên ăn đồ nếp hay đậu phộng
Đồ nếp và đậu phộng có tính nóng dễ gây viêm sưng, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non. Hơn nữa còn có thể để lại sẹo lồi.
- Không nên dùng các chất kích thích
Bạn không nên dùng các loại đồ uống, rượu, bia, cà phê, nước có gas,… có thể ảnh hưởng đến vùng mũi. Đặc biệt các thành phần trong rượu bia và các chất kích thích sẽ làm vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ viêm sưng sau khi nâng mũi.
- Không nên dùng thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm như dưa, giá, cà muối,… được lên men thường khó tiêu nên chỉ khiến vết thương mưng mủ, sưng đau khó lành mà còn gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua ảnh hưởng đến vùng mũi. Nên tốt nhất bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm này.
Với những khách hàng lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật nói chung và phẫu thuật nâng mũi nói riêng sẽ chưa nắm được chế độ kiêng cữ. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về việc nâng mũi kiêng ăn bao lâu. Từ đó giúp khách hàng có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mình khi thẩm mỹ mũi.