Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – Nên ăn và không nên ăn những thực phẩm nào?

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.BS LÊ VIẾT TRÍ

Tư vấn chuyên môn

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu

Theo các chuyên gia, những ai thực hiện phẫu thuật nâng mũi nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng từ 1 – 2 tháng. Tốt nhất, bạn nên kiên trì tuân theo thực đơn kiêng cữ cho tới khi mũi của mình đã hồi phục hoàn toàn. Có như vậy, kết quả thẩm mỹ và độ an toàn mới được đảm bảo tốt nhất.

nang-mui-kieng-an-bao-lau-nen-an-va-khong-nen-an-nhung-thuc-pham-nao-1
Dáng mũi một bạn nữ sau 7 ngày thẩm mỹ

Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian nâng mũi kiêng ăn bao lâu cũng khác nhau. Nếu cơ địa và sức khỏe tốt, không dễ để lại sẹo và vết thương nhanh lành thì việc kiêng cữ cũng sẽ ngắn hơn. Thông thường, bạn sẽ được các bác sĩ khuyên nên kiêng cữ ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật.

Còn với trường hợp những người có cơ địa không tốt, dễ gây sẹo lồi hoặc vết thương dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ, lâu lành,… thì bạn cần phải chờ đến khi mũi hoàn toàn ổn định. Tức là sau khoảng thời gian từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng mới nên ăn uống bình thường trở lại. 

nang-mui-kieng-an-bao-lau-nen-an-va-khong-nen-an-nhung-thuc-pham-nao-3
Sau khi cắt chỉ vết sẹp thẩm mỹ sẽ dần biến mất

Đặc biệt, dù bạn thuộc cơ địa mau lành hay lâu lành vết thương thì bạn vẫn cần kiêng cữ, nói không với rượu bia và các chất kích thích. Tốt nhất theo lời khuyên bác sĩ thì bạn nên kiêng từ 3 – 6 tháng cho đến khi dáng mũi ổn định hẳn mới nên sử dụng lại.

>> Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc mũi sau khi nâng

Sau khi thẩm mỹ nâng mũi nên ăn gì

Tuy rằng khi nâng mũi bạn chỉ phải khâu một đường mổ nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn và không để lại sẹo sau phẫu thuật, bạn nên ăn những loại thực phẩm dưới đây. Cụ thể:

  • Thực phẩm giàu vitamin A và C: bưởi, cam quýt,.. 
  • Nhóm ngũ cốc, hạt: đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen,…
  • Nước lọc, nước ép hoa quả
Các thực phẩm nên ăn để duy trì sức khoẻ
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và C

Dù không phẫu thuật thì việc ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin A và C không chỉ tốt sức khỏe con người mà còn rất tốt cho việc hồi phục vết mổ sau phẫu thuật. Bổ sung nhiều vitamin sẽ giúp tăng khả năng tăng đề kháng cho con người, thúc đẩy quá trình hồi phục sau làm mũi nhanh chóng hơn.

  • Ăn nhiều các hoa quả: bưởi, cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất… . Nhưng tốt nhất nên sử dụng ở dạng nước ép để giữ được nhiều vitamin nhất có thể.
  • Ăn nhiều món ăn chứa rau xanh và chất xơ như: bông cải, bina, cà chua, cà rốt…
  • Ăn uống thiên về đồ ăn ít dầu mỡ: món luộc, món canh, món hấp…..Hạn chế các món chế biến nhiều dầu mỡ như chiên xào.

  • Bổ sung nhóm ngũ cốc, hạt

Ngoài ăn cơm, những món ăn chế biến từ ngũ cốc và hạt cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương. Ví dụ như: đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen, yến mạch, … sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, cơ thể đề kháng cao, vết mổ mau lành. Ngoài ra, nó còn cung cấp năng lượng, bổ sung chất đường thực vật tự nhiên, tốt cho cơ thể. 

  • Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả

Bất kể là phẫu thuật nâng mũi hay sau một ca phẫu thuật nào, cơ thể con người thường gặp phải tình trạng mất nước. Do đó, việc bù lại lượng nước trong cơ thể là điều rất cần thiết. Bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm mỗi ngày một cốc nước ép trái cây.

Sau nâng mũi nên kiêng ăn những gì

Ngoài việc cẩn trọng nâng mũi kiêng ăn bao lâu thì dưới đây là tất cả những thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” sau đây thường được bác sĩ chỉ định không nên ăn sau phẫu thuật chỉnh hình mũi, như:

  • Thịt bò và rau muống: thực phẩm này sẽ làm sẹo lồi dễ xuất hiện sau nâng mũi.
  • Thịt gà và đồ nếp: thực phẩm này sẽ dễ gây viêm sưng, mưng mủ ở vết thương.
  • Hải sản, đồ tanh:  ăn nhiều sẽ kéo dài sự hồi phục của vết thương, nó còn có thể gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng, mẩn đỏ trên cơ thể.
  • Không sử dụng nước dừa và nước rau má bởi nó có thể gây xuất huyết tại vùng vết thương hở chưa lành.
Chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà là những thứ nên trách sau khi vừa nâng mũi

Hơn nữa, ngoài việc kiêng ăn các loại thức ăn trên hay nâng mũi kiêng ăn bao lâu thì bạn cũng cần chú ý những hoạt động sinh hoạt. Hạn chế những hoạt động có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chiếc mũi như: tập thể dục, chạy bộ, chơi thể thao,… trong thời gian đầu sau khi nâng mũi để có một dáng mũi đẹp và duy trì được dài lâu.

nang-mui-kieng-an-bao-lau-nen-an-va-khong-nen-an-nhung-thuc-pham-nao-4
Bác sĩ tư vấn và đo vẽ kỹ trước khi thực hiện

Đặc biệt, việc chọn bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề cao, chuyên môn tốt là rất quan trọng. Một trong những vị bác sĩ nổi tiếng tại TP.HCM trong ngành thẩm mỹ và nâng mũi đó là bác sĩ Lê Viết Trí. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Trí đã phẫu thuật thành công hàng ngàn ca nâng mũi từ dễ đến khó.

Việc phẫu thuật có kết quả thành công thì thời gian hồi phục của mũi cũng sẽ nhanh và dáng mũi cũng sẽ nhanh vào form chuẩn và đẹp. Nhưng khách hàng đã đến nâng mũi tại bác sĩ Trí đều rất hài lòng với kết quả phẫu thuật. Vì vậy nếu bạn còn đang phân vân việc nâng mũi kiêng ăn bao lâu hay có nhu cầu muốn nâng mũi thì hãy liên hệ đến bác sĩ Lê Viết Trí nhé.

Block "popup-dang-ky-khuyen-mai" not found

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận

Gọi điện Báo giá Ưu đãi