MỤC LỤC
1. Tình trạng khe hở vòm miệng là như thế nào?
Khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của môi và vòm miệng. Dị tật này xảy ra khi các mô ở môi và vòm miệng không hình thành hoàn chỉnh trong quá trình mang thai, dẫn đến khe hở trên môi, vòm miệng hoặc cả hai.
Khe hở vòm miệng có 2 loại chính
- Khe hở môi: Khe hở xảy ra ở một hoặc hai bên môi, có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ môi.
- Khe hở vòm miệng: Khe hở xảy ra ở vòm miệng, phần trên của khoang miệng. Khe hở vòm miệng có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vòm miệng.
Trên thế giới tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh khoảng từ 1/600 đến 1/1000. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%. Đây là một con số đáng lo ngại, vì thể trong quá trình mang thai cần thăm khám sàng lọc để sớm phát hiện dị tật kể trên.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị khe hở vòm miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị tật hở vòm miệng những có thể chia là 2 nguyên nhân chính như yếu tố di truyền và yếu tố bên ngoài.
2.1 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người thân bị khe hở vòm miệng, trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn. Một số hội chứng di truyền cũng liên quan đến khe hở vòm miệng, chẳng hạn như hội chứng Treacher Collins và hội chứng Pierre Robin.
2.2 Những yếu tố bên ngoài
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cũng có thể tăng nguy cơ hình thành dị tật ở vùng môi miệng. Cụ thể, nếu bạn không cung cấp đủ dưỡng chất như vitamin B6, B12 hoặc axit folic, thai nhi dễ mắc dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
Nếu mẹ bầu mắc các bệnh như vi rút Rubella hoặc cảm cúm trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực và có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khe hở vòm miệng.
3. Khe hở vòm miệng có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?
3.1 Ảnh hưởng về sức khỏe
Trẻ em khi bị khe hở hàm mặc thường gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ hoặc uống sữa bình do thức ăn có thể trào ngược lên mũi. Chính vì lý do này nên có thể dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của trẻ. Một số trường hợp trẻ có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ khiến trẻ dễ bị ngạt thở hoặc bị viêm phổi. Ngoài ra có một trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng tai do chất lỏng từ tai có thể chảy ngược lên mũi.
3.2 Cách phát âm và gặp khó khăn khi giao tiếp
Khi trẻ bị khe hở vòm miệng thì có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ khiến trẻ bị ngọng. Do vấn đề về phát âm, trẻ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của trẻ.
3.3 Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ
Dị tật này ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình của trẻ, khiến trẻ cảm thấy tự ti mặc cảm.Bên cạnh đó trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè và mọi người xung quanh vì có ngoại hình khác biệt
4. Thời điểm nào phẫu thuật cho trẻ là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp để phẫu thuật cho trẻ là từ 12- 18 tháng tuổi và có cân nặng trên 10kg. Phẫu thuật này sẽ bao gồm tạo hình vòm để đóng kín khe hở vòm miệng. Từ đó giúp trẻ có được quá trình phát triển ngôn ngữ và phát âm bình thường. Bên cạnh đó, tránh được những hậu quả không mong muốn như: Lỗ thông mũi miệng sau mổ, tình trạng thiểu năng vòm họng
Ngoài ra trước khi phẫu thuật, chúng ta nên tập luyện cho trẻ ăn bằng thìa. Bởi vì khi trong giai đoạn sau phẫu thuật bé phải hạn chế việc bú mẹ hoặc bú bình. Thói quen này có thể ảnh hưởng không tốt tới vết mổ của trẻ.
5. Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị khe hở vòm miệng
5.1 Những ngày đầu sau khi thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện
- Luôn theo dõi tinh thần niêm mạc, mạch, nhiệt độ.
- Sau khi thực hiện tình trạng phù nề ở vùng họng và tăng tiết dịch có thể gây khó thở. Chính vì thế cần phải quan sát nhịp thở để phát hiện sớm bất thường.
- Theo dõi màu sắc dịch tiết trong miệng. Dịch tiết màu hồng nhạt là bình thường, dịch tiết màu đỏ tươi là trẻ có nguy cơ chảy máu, cần báo với bác sĩ phẫu thuật/điều trị.
- Cần chú ý đến việc cho trẻ ăn, khi trẻ tỉnh chúng ta có thể sử dụng thìa cho trẻ uống sữa nguội, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần mỗi lần một ít.
- Luôn chú ý giữ vệ sinh miệng, mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối dạng xịt dùng nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội nhiều lần trong ngày và sau khi ăn.
5.2 Cách chăm sóc sau khi ra viện
Chế độ ăn uống
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo xay, súp, sữa, sinh tố trái cây,… trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Tuần thứ 3 chúng ta có thể bắt đầu cho trẻ ăn thêm cơm mềm hoặc cơm nghiền nát. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn cứng, dai,nóng, nhiều dầu mỡ: Bánh mì nướng, kẹo cứng, thức ăn chiên rán,…
Cần tránh sử dụng ống hút, phải cho ăn uống bằng thìa để tránh làm tổn thương vùng phẫu thuật. Chúng ta nên dùng thìa để cho trẻ ăn và uống sữa.
Sau 1 tháng nếu cơ thể trẻ phục hồi tốt, không xảy ra biến chứng gì, thì chúng ta có thể cho trẻ ăn uống bình thường như những trẻ ở cùng lứa tuổi.
Chăm sóc
- Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9% nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Tuyệt đối không cho trẻ chơi ngậm các đồ vật cứng, sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Trong những tuần này có thể sử dụng nẹp cánh tay hỗ trợ để hạn chế việc trẻ cho tay hay đồ vật vào miệng.
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, trẻ sẽ ngủ yên, giúp giảm chảy máu vết mổ và trẻ mau hồi phục.
- Theo dõi biến chứng và tái khám theo lịch của bác sĩ
Hy vọng bài viết này có thể giúp các giải đáp các vấn đề về dị tật khe hở vòm miệng. Để được tư vấn và thăm khám và điều trị dị tật khe hở vòm miệng cho người trưởng thành bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn để được hỗ trợ tư vấn nhé
> Tham khảo thêm bài viết
Tái tạo mũi cho người bị sứt môi hở hàm ếch
Các phương pháp điều trị sứt môi hở hàm ếch cho trẻ nhỏ và người lớn