MỤC LỤC
Vì sao sau khi nâng mũi phải cắt chỉ và cách cắt chỉ nâng mũi hiệu quảm nhẹ nhàng không để lại sẹo.
Phẫu thuật nâng mũi là tác động trực tiếp đến cơ thể, sau khi hoàn tất việc can thiệp điều chỉnh cấu trúc mũi bác sĩ sẽ đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu chuyên biệt. Việc đóng chỉ khâu là một bước vô cùng quan trọng, đảm bảo hoàn tất phẫu thuật và bước sang giai đoạn chăm sóc sau mổ. Do đó, việc sau khi nâng mũi phải cắt chỉ sẽ có những ý nghĩa quan trọng như sau:
+ Cắt chỉ được phép tiến hành khi vết mổ tương đối lành. Chỉ khâu giúp giữ cho 3 bờ vết mổ lành lại với nhau. Trong giai đoạn ban đầu vết thương rất dễ chịu tác động từ bên ngoài. Sau khi vết mổ liền lại thì chỉ khâu cần được rút bỏ vì nó không còn cần thiết nữa, khi các mô đã tự kết nối được với nhau.
+ Tránh nhiễm trùng vết mổ: Nếu không cắt chỉ kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm tại vị trí vết mổ.
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh sẹo lồi sau khi thẩm mỹ
+ Mang lại sự dễ chịu và thoải mái cho người được phẫu thuật, không bị cộm tại vị trí mổ
+ Không gây tổn thương cho vùng mô xung quanh và tránh những biến chứng ngoài mong đợi
Những điều cần chuẩn bị trước khi cắt chỉ nâng mũi
Thời gian bác sĩ chỉ định cắt chỉ mũi sẽ trong khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể nhanh hơn hay lâu hơn tuỳ thuộc vào việc sử dụng chỉ khâu nào cũng như tình trạng phục hồi của vết thương sau khi mổ.
Bạn hoàn toàn có thể tiến hành cắt chỉ sau khi nâng mũi tại bệnh viện đã phẫu thuật cho bạn, hoặc tại cơ sở y tế gần nhất nếu cảm thấy thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên, ngoài việc cắt chỉ, bác sĩ còn cần phải thăm khám để kiểm tra mức độ lành thương sau khi phẫu thuật mũi.
Bạn sẽ được nhân viên chăm sóc thông báo lịch hẹn cắt chỉ từ trước, từ đó chủ động sắp xếp thời gian để 2 bên cùng phối hợp thực hiện tốt nhất điều này.
Việc chăm sóc vết thương trong thời gian hậu phẫu có vai trò cực kỳ quan trọng, hỗ trợ khả năng lành thương của vết mổ. Nếu vết mổ được vệ sinh kỹ càng, sạch sẽ thì việc cắt chỉ sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và không gây đau đớn. Một số trường hợp vệ sinh bên trong mũi không sạch, dẫn đến khó khăn khi cắt chỉ, hoặc thời gian lành thương sẽ lâu hơn dự kiến. Hãy lưu ý vấn đề này để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn sau phẫu thuật.
Quá trình tiến hành cắt chỉ nâng mũi
Bước 1: Đến bệnh viện và thông báo lịch hẹn với nhân viên bệnh viện để được hỗ trợ
Bước 2: Nhân viên y tế chuẩn bị dụng cụ trước khi tiến hành. Trong đó dụng cụ cắt chỉ có thể bao gồm: kéo y tế, nhíp y tế, dung dịch sát khuẩn, bông băng và gạc y tế, găng tay y tế.
Bước 3: Tiến hành sát khuẩn vùng quang mũi bằng dung dịch sát khuẩn. Nhân viên y tế sẽ sử dụng găng tay để thao tác cắt chỉ mũi cho khách hàng. Các dụng cụ y tế đảm bảo đã được tiệt trùng trước khi sử dụng. Thực hiện nhíp để gắp một đầu chỉ sau đó dùng kéo để cắt chỉ ở gần da nhất có thể. Quá trình thao tác diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng. Sau khi cắt mũi chỉ, thao tác kéo nhẹ để chỉ rời khỏi vị trí vết mổ.
Bước 4: Sau khi cắt hết chỉ tại vị trí vết mổ, nhân viên y tế kiểm tra kỹ lại một lần nữa để đảm bảo không sót chỉ. Làm sạch lại vùng mổ bằng dung dịch sát khuẩn
Bước 5: Khách hàng tái khám lại với bác sĩ nếu thấy cần thiết trước khi ra về.
Những lưu ý sau khi cắt chỉ nâng mũi
Việc cắt chỉ mũi có thể đánh dấu sự lành thương của vết mổ, đây chính là tín hiệu đáng mừng vì vùng thẩm mỹ gần như ổn định và an toàn. Tuy vậy, sau khi đã được cắt chỉ nâng mũi, bạn vẫn cần lưu ý những vấn đề quan trọng:
+ Giữ vệ sinh vùng mổ sạch sẽ và khô ráo, cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với nước để tránh làm ướt vết thương. Sau khi rửa mặt nhanh chóng sử dụng bông tẩy trang hoặc gạc sạch để lau vùng mũi.
+ Không dùng tay để gãi vùng phẫu thuật. Trong thời gian lành thương, tại vị trí vết mổ sẽ kéo da non làm bạn cảm thấy ngứa ngáy, lưu ý không đưa móng tay để gãi sẽ làm tổn thương vùng da đang lành
+ Trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, đường chỉ khâu đóng kín vết mổ được tiến hành ngay tại vị trí trụ mũi. Tuy nhiên, bên trong cánh mũi vẫn sẽ có chỉ khâu cố định tại vị trí sụn cánh mũi 2 bên. Sẽ có trường hợp chỉ tại trụ mũi có thể cắt được nhưng chỉ khâu bên trong cánh mũi chưa thể cắt do vùng sụn cánh mũi bên trong bị kín cần thêm thời gian phục hồi. Ngoài ra các dịch mũi, dịch vết thương tiết ra không được vệ sinh kỹ cũng sẽ khiến vùng này cần thêm thời gian lành. Chỉ bên trong có thể cắt sau 2 -3 ngày so với chỉ tại trụ mũi. Hãy nhớ điều này để tiếp tục đến bệnh viện cắt chỉ và kiểm tra tránh sót chỉ.
+ Theo dõi tình trạng vết mở hàng ngày, nếu thấy có dấu hiệu sưng đỏ, mưng mủ, chảy dịch hãy liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra ngay lập tức.
Một số người cho rằng việc cắt chỉ là rất đơn giản có thể tiến hành thực hiện ngay tại nhà. Trên thực tế đối với vết thương phẫu thuật, ngoài việc loại bỏ chỉ khâu bác sĩ còn cần kiểm tra tiến độ lành thương kèm theo những vấn đề liên quan. Cắt chỉ nên được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn trình độ, đặc biệt quan trọng đến vấn đề phòng tránh nhiễm trùng nhiễm khuẩn cho vết thương. Hãy luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo mang đến một kết quả nâng mũi đạt hiệu quả cao.
Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách cắt chỉ nâng mũi và những lưu ý quan trọng cần biết, để đảm bảo mang đến một dáng mũi đẹp sau khi thẩm mỹ. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).