MỤC LỤC
Nguyên nhân và dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, nếu không may bị nhiễm trùng thì các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng mũi cần được xác định, nhằm mục đích xử lý triệt để và hiệu quả việc nhiễm trùng. Dưới đây có thể là một số nguyên nhân:
Chăm sóc vết thương không đúng cách: Quá trình phục hồi sau khi nâng mũi rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mũi chưa lành thương, Vì thế bác sĩ thường khuyến cáo không nên tự sờ tay lên vùng mũi và vùng vết thương để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra việc rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý và povidine hằng ngày 2 lần sáng tối cũng rất quan trọng. Nếu không thực hiện đúng chỉ dẫn thì đây chính là nguyên nhân khiến phát sinh dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng.
Trong quá trình phẫu thuật sử dụng những dụng cụ không tiệt trùng: Dụng cụ phẫu thuật có thể là kéo, kẹp, chỉ và băng gạc y tế. Bác sĩ trước khi phẫu thuật phải rửa tay vô trùng và mặc quần áo, đeo bao tay vô trùng. Các dụng cụ dùng cho phẫu thuật phải được rửa hấp tiệt trùng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm trùng.
Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài: Môi trường phẫu thuật tại phòng mổ rất quan trọng. Nếu như có vi trùng thì chắc chắn sẽ không đảm bảo an toàn cho người phẫu thuật. Vì thế, tại các bệnh viện lớn đều được trang bị hệ thống khử khuẩn tự động và dung nạp khí 1 chiều.
Có bệnh lý và hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch yếu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Sử dụng chất liệu, vật liệu thẩm mỹ kém chất lượng: Những vật liệu như sụn nâng mũi, chỉ phẫu thuật kém chất lượng rất dễ gây ra phản ứng viêm và nhiễm trùng. Đó chính là lý do khi làm đẹp nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn những chất liệu an toàn và được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trên cơ thể con người.
Không tuân thủ theo hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ: Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định hướng dẫn hậu phẫu và uống thuốc theo đơn. Nếu tự động ngưng thuộc hoặc hoạt động trái với hướng dẫn trên thì chắc chắn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, vì cơ thể đang trong giai đoạn phục hồi khá nhạy cảm.
Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng
Để đảm bảo an toàn cho cơ thể sau khi phẫu thuật nâng mũi, nếu phát hiện các vấn đề dưới đây thì bạn tốt nhất nên báo cho bác sĩ, vì rất có thể đây là dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng:
+ Sưng tấy và đau nhức dai dẳng tại vùng mũi cũng như vùng xung quanh mũi. So với đau nhức thông thường thì cảm giác này nhức nhối và diễn ra liên tục trong nhiều ngày kể từ sau khi phẫu thuật nâng mũi.
+ Màu sắc vùng da mũi và xung quanh mũi có biến chuyển sang màu đỏ, tím và dần thành màu xanh. Đây chính là dậu hiệu nâng mụi bị nhiễm trùng mà bạn hoàn toàn cảm nhận được.
+ Mũi tiết ra dịch có màu trắng hoặc màu vàng sậm, dịch có mùi hôi rất khó chịu.
+ Cơ thể bắt đầu sốt và nhiệt độ cơ thể dần tăng cao, kèm theo trong cơn sốt là biểu hiện ớn lạnh. Lúc đây cơ thể đang sản sinh ra tế bào để chống lại vi khuẩn cho nên sẽ có biểu hiện sốt, chính là dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng rõ nét nhất.
+ Nóng và rát ở cổ họng, từ vùng mũi lan toả cảm giác nóng và rát rất khó chịu.
+ Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi và suy kiệt. Khi bị nhiễm trùng cơ thể sẽ rất mệt, gần như mất sức sống và không thể hoạt động bình thường được.
+ Vết thương không lành, ngay tại vị trí vết mổ có thể chảy dịch hoặc không khép miệng mà tự mở ra.
+ Theo dõi vùng quanh cổ, nếu thấy có hạch sưng to, hoặc hàm dưới bị sưng thì có thể là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng với nhiễm trùng.
Cách xử lý khi thấy cơ thể có dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng
Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện như đã nêu ở trên, bạn nên thực hiện các bước xử lý như sau:
1. Lập tức tìm cách liên hệ ngay với bác sĩ và bệnh viện đã phẫu thuật cho mình. Thông báo tình trạng hiện tại và các biểu hiện mà bản thân đã trải qua cho bác sĩ nắm thông tin và chỉ định giải pháp điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cũng không nên chờ đợi thêm vì tình trạng nhiễm trùng có thể chuyển biến rất nhanh, tạo thành biến chứng nguy hiểm. Nếu được hay đi thẳng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
2. Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định được bác sĩ kê đơn ngay từ sau phẫu thuật.
3. Giữ gìn vệ sinh vùng vết mổ tại mũi thật sạch sẽ, dùng dung dịch nước muối sinh lý và povidine cùng tăm bông sạch để vệ sinh vùng mũi. Không dùng tay chạm lên vết thương.
4. Bảo vệ cho vùng mũi sau khi phẫu thuật, không va chạm, không gãi, tất cả các hoạt động phải hạn chế để tránh làm nhiễm trùng nặng hơn.
5. Theo dõi kỹ triệu chứng và báo lại cho bác sĩ diễn tiến lành thương để được hỗ trợ chăm sóc một cách tốt nhất.
Cách phòng ngừa dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng
Nâng mũi bị nhiễm trùng là điều không mong muốn đối với bất kỳ ai. Để phòng tránh tình trạng này diễn ra, ngay tứ trước khi nâng mũi bạn nên cập nhật thông tin liên quan để chọn lựa một bệnh viện uy tín, có quy trình thẩm mỹ chuẩn y khoa, đảm bảo an toàn cho kết quả nhận được. Song song đó, việc chăm sóc vết thương hậu phẫu cũng rất quan trọng, để mang đến một kết quả làm đẹp tối ưu.
+ Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật là chuyên gia có uy tín và giàu kinh nghiệm để hạn chế rủi ro
+ Bệnh viện phẫu thuật nâng mũi cho bạn phải có hệ thống cơ sở phòng phẫu thuật hiện đại, đáp ứng tối đa các phẫu thuật theo đúng quy trình an toàn và vô khuẩn.
+ Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và các chỉ định chăm sóc hậu phẫu.
+ Thực hiện rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vết thương vùng mũi mỗi ngày
+ Không tác động mạnh, không sờ nắn quanh vùng mũi
+ Uống thuốc theo đơn, không tự ý ngưng thuốc dù thấy bên ngoài vết thương đã lành lặn.
+ Quan sát tiến tình lành thương, tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thông qua bài viết hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng, nguyên nhân, hướng giải quyết và cách phòng tránh tình trạng trên. Trước khi làm đẹp, việc tìm hiểu kỹ thông tin và chọn cho mình một địa chỉ uy tín rất quan trọng, để đảm bảo cho kết quả làm đẹp được tối ưu nhất, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện JK Nhật Hàn nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ cùng chuyên gia. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).