Tổng hợp các loại sụn nâng mũi phổ biến hiện nay

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.BS LÊ VIẾT TRÍ

Tư vấn chuyên môn

Phân loại các loại sụn nâng mũi hiện nay

Các loại sụn nâng mũi phổ biến hiện nay bao gồm 2 dạng: sụn tự thân và sụn nhân tạo. Mỗi loại sụn sẽ có những ưu điểm riêng, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về từng loại chất liệu.

Sụn tự thân

Trong phẫu thuật nâng mũi, chất liệu sụn tự thân được ứng dụng rất phổ biến. Vì là chất liệu tự thân, lấy từ chính cơ thể người thẩm mỹ nên đảm bảo an toàn, hỗ trợ tối đa cho phẫu thuật, tránh được các vấn đề đào thải sau phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật sụn tự thân tương thích với cơ thể, đảm bảo duy trì hiệu quả vĩnh viễn trọn đời.

Trong đó có 3 loại sụn tự thân thường dùng bao gồm: Sụn vành tai; Sụn vách ngăn mũi; Sụn sườn. Tuỳ thuộc vào tính chất của 3 loại sụn, bác sĩ sẽ sử dụng để đặt vào từng vị trí phù hợp của dáng mũi, từ đó hỗ trợ tối đa cho cuộc thẩm mỹ mũi, giúp tạo dáng mũi đẹp tự nhiên và bền chắc.

Phân loại các loại bộ sụn nâng mũi hiện nay
3 loại sụn tự thân phổ biến

Sụn tai

Hầu hết các trường hợp nâng mũi cấu trúc đều sử dụng sụn này để bao bọc và bảo vệ đầu mũi. Sụn này có độ dày vừa phải, độ đàn hồi cao và đặc tính cong tự nhiên. Trong quá trình ứng dụng các chuyên gia phát hiện sử dụng sụn tai có thể làm cho đầu mũi vừa đẹp, vừa tránh được biến chứng sau khi thẩm mỹ.

Phân loại các loại bộ sụn nâng mũi hiện nay
Sụn tai được dùng trong nâng mũi bao bọc lấy đầu mũi

Sụn vách ngăn mũi

Người Việt Nam có sụn vách ngăn mũi khá nhỏ và hẹp. Sụn vách ngăn mũi giữ nhiệm vụ phân chia hai bên cánh mũi, là trụ đỡ cho đầu mũi. Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn vách ngăn mũi rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng 1 mình nó để nâng mũi thì là chuyện không thể. Bác sĩ chỉ có thể cải tạo và dùng thêm vật liệu hỗ trợ để giúp trụ mũi vững chãi hơn, sau đó mới nghĩ đến việc nâng cao mũi. Vách ngăn mũi càng được gia cố chắc chắn thì chiếc mũi sau khi nâng càng an toàn và bền vững.

Phân loại các loại bộ sụn nâng mũi hiện nay
Sụn tai và sụn sườn đều là sụn tự thân, nhưng khi ứng dụng vào phẫu thuật nâng mũi sẽ phát huy công dụng khác nhau

Sụn sườn

Đây là loại sụn rất cứng và chắc. Do đó, sụn sườn thường được tận dụng tối đa cho việc dựng trụ mũi, hoặc có người chọn giải pháp dùng sụn sườn để đặt vào sống mũi, nâng mũi cao. Lấy sụn sườn cần đảm bảo đúng và đủ để đảm bảo an toàn cho người nâng mũi. Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn trình độ cao. Lấy sụn sườn nâng mũi đúng và đủ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Video: Chuyên gia chia sẻ về các loại chất liệu sụn tự thân an toàn cho nâng mũi 

Sụn nhân tạo

Trong các loại sụn nâng mũi, sụn nhân tạo được ứng dụng khá nhiều. Trong đó phải kể đến chất liệu sụn silicon dẻo, pure form. Đây là chất liệu sụn được FDA (tổ chức dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn và có thể dùng cho cơ thể người.

Phân loại các loại bộ sụn nâng mũi hiện nay
Sụn nhân tạo Hàn Quốc

Hiện nay có 2 loại sụn silicon được dùng nhiều trong phẫu thuật nâng mũi đó là sụn silicon Mỹ hoặc sụn silicon Hàn Quốc. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng biệt:

  • Sụn Mỹ: Chất liệu dẻo, có nhiều hình dáng, dùng để nâng cao sống mũi và đầu mũi. Người châu Á ưa dùng sụn này. Tuy nhiên phương Tây lại khá hạn chế, họ cho rằng loại sụn này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sụn Hàn (Softxil Bistool): Một phần bề mặt cấu tạo bằng nhựa cứng, một phần là nhựa mền, đảm bảo lên form mũi chuẩn với độ bám dính cao.
  • Surgiform: Bền vững  và dẻo giai. Khi bám dính vào cơ thể cho phép những mạch máu được truyền qua chất liệu, giống như một mô cấy, đảm bảo sự an toàn và lành tính.

Ngoài ra, còn có một số chất liệu nâng mũi nhân tạo như, PCL, Surgiform, Megaderm, Gore Text. Mỗi chất liệu đều có khả năng hỗ trợ tối đa cho phẫu thuật nâng mũi.

tat-ca-nhung-bo-sun-nang-mui-ban-da-biet-chua
Sụn Silicon và Surgiform
  • Megaderm: Là chất liệu giúp tạo mô biểu bì cho cơ thể, dùng cho những trường hợp da mũi mỏng, cần làm dày vùng da sống mũi, đề phòng vấn đề biến chứng, hay lộ sóng sau khi phẫu thuật mũi.
  • PCL (Polycaprolactone): Chất liệu sinh học có khả năng hỗ trợ phẫu thuật, tạo vách ngăn mũi, hỗ trợ dựng trụ mũi. PCL sẽ tan sau khoảng 2 năm. Khi tồn tại trong cơ thể, nó cho phép mô xơ bám quanh vật liệu. Do đó, khi PCL tan đi thì các mô xơ xung quanh đã đủ khả năng chống đỡ thay chức năng ban đầu của chính nó.
tat-ca-nhung-bo-sun-nang-mui-ban-da-biet-chua
PCL là chất liệu sinh học cấu tạo có nhiều lỗ nhỏ
  • Gore Text: Là chất liệu có xuất xứ từ Mỹ, hầu như các nước phương Tây ưa chuộng chất liệu này vì có tuổi thọ khá cao, chịu được nhiệt độ cao tốt hơn silicon dẻo, kết cấu linh hoạt và cũng dễ dàng điều chỉnh form.

Video: Chuyên gia chia sẻ về các loại chất liệu sụn nhân tạo an toàn khi nâng mũi

Nên nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo?

Theo Ths.BS Lê Viết Trí – chuyên gia thẩm mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm:

“Phẫu thuật nâng mũi có thể sử dụng cả 2 chất liệu sụn tự thân và sụn sinh học. Vấn đề quan trọng nhất là bác sĩ cần biết mà phát huy tối đa những ưu điểm của từng loại sụn. Mỗi cơ thể lại có những tình trạng riêng cần xử lý, do đó, bác sĩ cần tư vấn loại sụn phù hợp cho từng tình trạng, gắn với kỹ thuật phẫu thuật chuyên sâu”.

tat-ca-nhung-bo-sun-nang-mui-ban-da-biet-chua
Bác sĩ Lê Viết Trí tốt nghiệp Thạc sĩ Thạc sĩ Y khoa chuyên ngành Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu Cổ tại Đại học Y Dược TP.HCM

Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi sử dụng sụn được tiến hành với các phương pháp như sau:

  • Nâng mũi cấu trúc J-KO sử dụng sụn sườn 1 phần hoặc toàn phần
  • Nâng mũi cấu truc J-KO sử dụng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo (silicon hoặc Surgiform)
  • Nâng mũi bọc sụn (sụn vành tai và sụn silicon)
  • Nâng mũi S Line/ L line chỉ đặt sóng (sụn silicon).

Tuỳ thuộc vào khuyết điểm dáng mũi, mà người thẩm mỹ sẽ nên thực hiện phương pháp can thiệp nào. Tuỳ việc chọn phương pháp, chuyên gia sẽ đưa ra chỉ định về loại sụn tương ứng cho từng trường hợp. Gắn theo đó, mỗi loại sụn và phương pháp phẫu thuật mũi sẽ có chi phí khác nhau.

tat-ca-nhung-bo-sun-nang-mui-ban-da-biet-chua

Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tất cả những bộ sụn nâng mũi, từ đó có thêm thông tin hữu ích trước khi can thiệp làm đẹp. Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện JK Nhật Hàn nếu cần thêm sự hỗ trợ. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime)

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận

Gọi điện Báo giá Ưu đãi