Sau khi nâng mũi ăn mì tôm được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.Bác sĩ Lê Viết Trí

Xem hồ sơ Đặt lịch hẹn

Sau nâng mũi ăn mì tôm được không?

Mũi sau khi nâng cần có thời gian hồi phục, và việc ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật mũi còn rất nhạy cảm và cần phải kiêng nhiều món không nên ăn, trong đó có mì tôm. Dưới đây là một số lý do trả lời cho câu hỏi sau nâng mũi ăn mì tôm được không:

  • Ăn mì tôm có thể làm mũi bị chảy máu

Theo nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ, trong mì tôm chứa rất nhiều muối. Cụ thể một gói mì chứa 2.700 mg natri. Mà cơ thể một người bình thường khỏe mạnh chỉ có thể nạp vào tối đa 2.300mg natri. Còn đối với người đang mắc các bệnh nguy hiểm thì chỉ có thể nạp 1.500mg natri mà thôi. 

sau-khi-nang-mui-an-mi-tom-duoc-khong-1

Nên nếu cơ thể ăn mì tôm có lượng muối quá mức sẽ dẫn đến huyết áp cao và nhịp tim tăng nhanh. Khi đó nó sẽ thúc đẩy lượng máu hoạt động mạnh trong các thành mạch. Nếu vết thương mới phẫu thuật chưa lành mà ăn mì tôm sẽ khiến máu chảy tại vết mổ.

Trường hợp nếu máu chảy tràn vào sụn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và chảy mủ, nghiêm trọng nữa là lệch trụ mũi sau nâng. Hậu quả là các bạn sẽ phải phẫu thuật lại để xử lý phần máu đông để giúp mũi có thể định hình lại vừa mất thời gian vừa mất tiền bác và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Ăn mì tôm khiến mũi lâu lành

Trong mì tôm chứa nhiều thành phần chất béo có hại cho cơ thể và hạn chế khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Do vậy, ăn mì tôm sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và cơ chế tự làm lành vết thương. 

sau-khi-nang-mui-an-mi-tom-duoc-khong-4
Vệ sinh vùng mũi bằng tăm bông và nước muối sinh lý

Ngoài ra nếu nghiêm trọng nó còn làm suy giảm miễn dịch và khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong phần sụn mũi dẫn đến nhiễm trùng và khi không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử. Nên nếu bạn ăn mì tôm sau nâng mũi thì thời gian hồi phục có thể kéo dài đến 1 tháng hoặc lâu hơn.

  • Ăn mì có thể gây dị ứng chất liệu sụn

Bạn nên biết rằng chất liệu sụn nhân tạo được sử dụng trong nâng mũi có độ tương thích cao với cơ thể, nó giúp hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên việc ăn uống vô tội vạ có thể làm ảnh hưởng đến sự tương thích này.

Nhưng nếu bạn ăn mì thường xuyên, các thành phần độc hại trong mì như chất propylene glycol, chất béo, dầu chiên, các chất phụ gia, chất bảo quản… có thể làm giảm khả năng thích ứng của sụn với cơ thể và do đó dẫn đến tình trạng đào thải.

  • Ăn mì tôm có thể làm sụn mũi bị kích ứng

sau-khi-nang-mui-an-mi-tom-duoc-khong-5

Có thể bạn chưa biết nhưng việc ăn mì tôm sau khi nâng mũi sẽ khiến mũi bị kích ứng. Mức độ kích ứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng tùy vào trình trạng cơ địa. Đối với những cơ thể nhạy cảm có thể xuất hiện các hiện tượng tụt sụn và cơ thể có thể gặp các triệu chứng như: buồn nôn, bị đau đầu, da bị sưng đỏ, nổi ban…

Sau nâng mũi kiêng ăn mì tôm bao lâu

Bên cạnh câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không thì nhiều bạn cũng sẽ thắc mắc phải kiêng mì tôm bao lâu. Như đã nói ở trên, mì tôm có tính nóng và chứa nhiều chất phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.  Vì vậy, trong thời gian 1 tuần đầu sau khi nâng mũi, bạn tuyệt đối không được ăn mì. 

Các thực phẩm nên ăn để duy trì sức khoẻ

Từ tuần thứ 2 trở đi, các bạn có thể sử dụng mí tôm nhưng nên ngưng 1 tháng sẽ đảm bảo an toàn hơn. Mặc dù sau 1 – 2 tháng thì bạn có thể ăn mì tôm bình thường. Nhưng dù sao bạn cũng cần có chế độ ăn hợp lý và tốt nhất hạn chế sử dụng mì tôm quá nhiều. 

Nếu muốn ăn thì bạn nên tìm hiểu cách chế biến để giảm các thành phần độc hại như sau: bỏ nước đầu tiên, không dùng gói gia vị của mì mà thay thế bằng gia vị tại nhà. Khi ăn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ rau củ quả, thịt băm…

>> Xem thêm về chế độ ăn uống sau khi nâng mũi

sữa mũi đẹp

Ngoài mì tôm có cần phải kiêng gì nữa không?

Ngoài việc quan tâm nâng mũi ăn mì tôm được không thì bạn cũng cần lưu ý thêm về một số nhóm thực phẩm phải kiêng sau nâng mũi. Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mũi nhanh lành, vào form dáng đẹp nhanh chóng.

sau-khi-nang-mui-an-mi-tom-duoc-khong-7

Theo hướng dẫn của bác sĩ, dưới đây là danh sách những thực phẩm cần bạn cần kiêng ăn sau thẩm mỹ mũi:

  • Rau muống: nếu ăn sẽ có nguy cơ để lại sẹo lồi, sẹo xấu
  • Thịt bò: làm đường mổ lâu lành, dễ gây sẹo thâm.
  • Thịt gà, trứng: sẽ dẫn đến đau nhức, vết thương lâu lành
  • Hải sản, thủy sản: sẽ dễ gây hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng
  • Món ăn từ gạo nếp: gây viêm sưng, mưng mủ, viêm nhiễm vết khâu
  • Thức uống có cồn, các chất kích thích: sử dụng sẽ làm chảy nhiều dịch mũi, mũi lâu lành hơn
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: có thể tạo ra phản ứng nổi mụn, mẩn ngứa khó chịu ở vùng mũi.

Sự thành công của một ca nâng mũi không chỉ nằm ở sự khéo léo trong quá trình thao tác của bác sĩ mà còn ở chế độ chăm sóc tại nhà của khách hàng. Do vậy, chúng tôi hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên thì quý khách hàng đã có được đáp án cho câu hỏi nâng mũi ăn mì tôm được không.

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.
Chủ đề (Tag):

Bình Luận