Phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bằng bọc sụn

Chăm sóc đúng cách giúp mũi phục hồi nhanh hơn sau khi nâng mũi bọc sụn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật nâng mũi bằng bọc sụn.

1. Những giai đoạn bình phục sau khi nâng mũi bạn cần biết!

Thông thường sau phẫu thuật nâng mũi, vùng mũi có tác động nên sẽ ửng đó hoặc sưng,  Hiện tượng này thông thường sẽ được chia ra thành 4 giai đoạn. Cụ thể:

– Giai đoạn 1: Sau nâng mũi, vùng mũi sẽ có màu ửng đỏ. Do vừa có tác động làm tổn thương.

– Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, màu của vết đỏ sẽ có sự biến đổi màu sắc. Có một số người cơ địa sẽ sưng bầm sẽ chuyển sang màu xanh sậm. Sở dĩ vết bầm có màu này do các chất sắt có trong máu đã chuyển hóa. Giai đoạn này xuất hiện sau 1-2 ngày kể từ khi phẫu thuật và kéo dài khoảng 4-5 ngày.

Biểu hiện mũi hơi sưng đỏ sau khi thẩm mỹ là vấn đề thường gặp

– Giai đoạn 3: Lúc này, màu của vùng tác động sẽ chuyển nhạt dần. Và thường tồn tại khoảng 1-2 ngày. Có những người sau khi nâng mũi hoàn toàn không bị sưng bầm vì cơ địa của họ vốn dĩ rất lành thương

– Giai đoạn 4:  1-2 tuần tùy cơ địa chính là giai đoạn trở về giống như màu da bình thường.

Thông thường, sẽ mất khoảng 1-4 tuần để da có thể trở về trạng thái bình thường như chưa phẫu thuật. Tuy nhiên, thời gian chính xác sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Cơ địa của người được phẫu thuật

– Tay nghề của bác sĩ thực hiện

– Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

Video: Ngọc Hân chia sẻ sau 3 tuần nâng mũi đẹp tự nhiên như chưa hề tác động

>>> Xem thêm: Những lưu ý không thể bỏ qua sau khi thực hiện nâng mũi bọc sụn 

2. Phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng bằng bọc sụn

Như chúng tôi đã nói, mũi bầm tím là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng gây ra đau nhức và khó chịu cho người phẫu thuật nâng mũi. Vì vậy, để giảm tình trạng này, bạn nên thực hiện chăm sóc mũi như sau:

Vệ sinh bằng nước muối

Nâng mũi bọc sụn sẽ tác động vào phần mô mềm cũng như phần sụn. Vì thế, sẽ có hiện tượng mũi chảy dịch nhầy sau phẫu thuật 1 vài ngày. Điều cần làm lúc này là bạn dùng một miếng gạc nhỏ phía dưới mũi để thấm dịch. Và chú ý thay gạc thường xuyên và lau nước muối mỗi lần thay gạc.

Vệ sinh bằng nước muối - phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng bằng bọc sụn
Vệ sinh bằng nước muối – phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bọc sụn

Đồng thời, bạn dùng nước muối sinh lý để sát trùng vết thương. Số lần thực hiện khoảng 3-4 lần một ngày. Thông thường, các bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ dẫn cụ thể cách vệ sinh cũng như số lần thực hiện trong ngày.

Trong trường hợp bạn thực hiện nâng mũi bọc sụn tai hay sụn vách ngăn, hãy sát khuẩn cả những vùng đó để giúp sát khuẩn vết thương.

Chườm đá – Phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bọc sụn

Để giảm tình trạng mũi bị sưng sau khi nâng mũi bọc sụn, bạn có thể chườm đá liên tục vào vết thương. Thời gian thực hiện là trong vòng 24h sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh để nước dính vào vết thương.

Dùng đá bỏ trong túi chườm lạnh để chườm lên mũi giúp giảm sưng nhanh

Chườm ấm

Sau khi bạn chườm đá 48 giờ, bạn có thể chuyển sang chườm ấm. Bạn sẽ cần sử dụng một chiếc khăn, nước nóng. Bạn nhúng khăn vào nước nóng sau đó vắt thật khô rồi đặt lên vết bầm tím. Hoặc bạn cũng có thể dùng trứng gà luộc đã bóc vỏ và còn nóng để thay cho khăn ấm.

Sử dụng nha đam và dứa – Phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bọc sụn

Trong y học, nha đam và dứa giúp kháng sinh rất tốt. Hai nguyên liệu này cũng giúp cải thiện vết bầm tím cũng như kháng viêm, giảm sưng đau.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng nha đam xay nhuyễn để đắp lên vết bầm tím. Bạn có thể đặt hỗn hợp này trong một cái túi mỏng như túi lọc trà để thuận tiện cho việc đắp vết thương. Và dứa bạn dùng ép nước uống hàng ngày để vết thương nhanh lành hơn.

Nha đam và dứa là 2 loại lành tính và rất tốt

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn có vĩnh viễn không?

Giữ vùng mũi khô ráo

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên tránh tuyệt đối để nước rơi vào vết bầm tím. Vì thế, trong những ngày đầu, bạn nên dùng khăn mềm rửa mặt và tránh vùng mũi. Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý và tăm bông để vệ sinh mũi thay vì dùng nước.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho mũi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc để bụi bẩn dính vào mũi.

Tránh va chạm mạnh vào vùng mũi

Sau khi can thiệp, phần sụn và các mô ở phần mũi cần thời gian để liên kết với nhau. Vì thế, trong khoảng 1 tháng sau nâng mũi, bạn nên hạn chế việc động chạm vào mũi. Và đặc biệt tránh để mũi bị va chạm mạnh. Bởi việc này có thể khiến mũi bị chấn thương, lệch mũi…

Hy vọng phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bằng bọc sụn chi tiết chúng tôi vừa thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu cần tư vấn thêm, mời các bạn liên hệ hotline 094 180 0999. Chúc các bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc!

 

Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa chỉ Ưu đãi