Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi và cách xử lý

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ta lại càng chau chuốt cho bản thân  nhiều hơn. Một dáng mũi đẹp sẽ giúp hoàn thiện, cân đối vẻ đẹp cho cả khuôn mặt. Từ đó làm bạn tự tin trong cuộc sống, tình duyên, công việc,...Với những kĩ thuật tiên tiến, việc nâng mũi ngày nay cũng ít xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Tuy nhiên, từ lúc phẫu thuật đến lúc lành vết thương là cả một quá trình cần chăm sóc kỹ lưỡng. Vậy đâu là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi? Hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc hậu phẫu tốt hơn cho mình nhé.

Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi

Với những ai mới nâng mũi thì sau khi phẫu thuật đa số sẽ có biểu hiện sưng nhẹ. Nguyên nhân của việc này là vì trước đó đã chịu tác động từ thao tác bóc tách bên trong để nâng mũi và khâu chỉ ở bên ngoài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được cải thiện, ngược lại còn kèm theo những tình trạng sau đây thì rất có thể mũi bạn đang bị nhiễm trùng.

Biểu hiện mũi hơi sưng đỏ sau khi thẩm mỹ là vấn đề thường gặp
  • Vùng mũi sưng và căng tức

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trường hợp mũi bị nhiễm trùng. Sau thời gian khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật, nếu như bạn chỉ thấy biểu hiện sưng và đỏ thì đây là quá trình mà cơ thể đang tự làm lành vết thương. Nhưng nếu bạn lại thấy mũi càng ngày càng sưng to kèm theo cảm giác căng tức khó chịu liên tục thì nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để kiểm tra vì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.

  • Nóng sốt và đau nhức ở mũi

Ở những ngày đầu bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ vì cơ thể chưa kịp thích nghi với các chất liệu sụn được đưa vào bên trong để tái cấu trúc mũi. Nhưng nếu sau 3 đến 5 ngày mà vùng mũi của bạn vẫn bị đau, tức, khó chịu thì có thể vết thương đang bị nhiễm trùng. Đặc biệt, khi cơ thể bạn bắt đầu nóng sốt thì khả bị nhiễm trùng là rất cao.

Video: Các dấu hiệu mũi hỏng cần can thiệp ngay để đảm bảo an toàn

  • Mũi bị chảy mủ, chảy dịch bên trong

Khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được băng bó cố định vùng mũi để giữ cho mọi thứ được nằm đúng vị trí. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, nhân viên điều dưỡng thao tác băng bó không đúng cách, hoặc để các dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng tiếp xúc với vết thương hở, thì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng. Mà tiêu biểu hiện của việc này đó chính là hiện tượng chảy dịch như máu hay mủ ở vùng trụ vách ngăn.

  • Mũi chuyển sang màu đen đậm

Mũi chuyển sang màu đen đậm thì đó cũng là một tình trạng của nhiễm trùng nhưng ít thấy. Nhưng trước hết, bạn cần phân biệt tình trạng mũi tím đen do máu bầm chưa tan hết và mũi chuyển đen đậm do nhiễm trùng. Cụ thể, khi có vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi sẽ khiến cho các tế bào xung quanh chết đi và trở thành màu đen khá nguy hiểm.

>> Tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp nâng mũi

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau nâng mũi

Tỷ lệ bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật nâng mũi là khá thấp. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Dụng cụ, thiết bị không được vô trùng kỹ: Nếu dụng cụ và trang phục không được vô trùng hoặc vô trùng không mỹ sẽ rất dễ gây nhiễm trùng. Nhưng nếu bạn chọn cơ sở thẩm mỹ viện thiếu uy tín họ sẽ không đảm bảo được theo tiêu chuẩn quy định.
  • Tay nghề của bác sĩ kém: Tay nghề bác sĩ quyết định rất lớn đến thành công của ca nâng mũi. Các thao tác bóc tách, chỉnh sửa trong quá trình phẫu thuật không khéo léo sẽ gây ra nhiều thương tổn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.

Video: Hướng dẫn chăm sóc mũi đúng cách đảm bảo an toàn và lành thương nhanh

  • Chăm sóc hậu phẫu không cẩn thận: Lý do này thường đến từ bản thân người nâng mũi không nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể là do không vệ sinh vết thương thường xuyên và đúng cách, sử dụng các chất kích thích, không kiêng cữ trong ăn uống, không uống thuốc theo chỉ định,…
  • Cơ địa đề kháng với kháng sinh: Hiện tượng này xảy ra khi bản thân người nâng mũi đã có nhiều bệnh lý nền (đã từng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh), hoặc cơ địa có khả năng đề kháng kháng sinh cao. Dẫn đến uống thuốc kháng sinh vào cũng không ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn nên tình trạng sưng và chảy dịch tiếp tục kéo dài.
Dáng mũi đẹp và lành thương nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách
  • Chất liệu sụn kém chất lượng: Nhiều khách hàng vì chọn những cơ sở giá rẻ, họ sẽ sử dụng những loại sụn rẻ tiền, không rõ nguồn gốc được sử dụng tại các cơ sở nên kém chất lượng hơn, tiềm ẩn rủi ro cao và dễ gây nhiễm trùng.

Cách xử lý khi bị nhiễm trùng sau nâng mũi

Khi bị nhiễm trùng mũi sau khi nâng, bạn cần chú ý để có những cách xử lý kịp thời. Nếu vùng mũi chỉ mới gặp dấu hiệu sưng, đau và cơ thể nóng sốt, bạn nên nhanh đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và có thể sẽ thay đổi thuốc đang sử dụng hoặc chỉ định kèm theo thuốc mới để gia tăng hiệu quả điều trị. 

Tư vấn và thăm khám
Bác sĩ tư vấn và thăm khám tại Jk Nhật Hàn

Nếu nặng hơn, khi mũi chuyển sang giai đoạn có dịch và chảy mủ bên trong, bác sĩ sẽ bơm rửa kháng sinh và tiếp tục theo dõi từ 3 đến 5 ngày. Sau thời gian này nếu vẫn không có tiến triển tốt sẽ thay thế vật liệu nhân tạo mới. Còn với tình trạng mô mũi tổn thương nặng và chuyển màu đen đậm, bác sĩ có thể chỉ định tháo sụn và đặt trung bì để giữ lại dáng mũi, tránh tình trạng co rút da. Sau đó 3 đến 6 tháng thì bạn có tiếp tục phẫu thuật để phục hồi lại dáng mũi.

Mũi nhiễm trùng co rút sau 3 lần nâng mũi được Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Viết Trí tái phẫu thuật chỉnh sửa
Mũi nhiễm trùng co rút sau 3 lần nâng mũi được Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Viết Trí tái phẫu thuật chỉnh sửa

Nhiễm trùng mũi là vô cũng nguy hiểm, vậy nên bạn cần tìm hiểu để nắm rõ các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Vì nếu không may bị nhiễm trùng thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp thẩm mỹ và sức khỏe. Để tránh xảy ra tình trạng trên, bạn nên tìm hiểu và chọn các thẩm mỹ viện có uy tín để thực hiện nâng mũi.

Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa chỉ Ưu đãi