Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì?

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.Bác sĩ Lê Viết Trí

Xem hồ sơ Đặt lịch hẹn
nang-xoang-trong-khi-cay-ghep-implant

Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì, vai trò lợi ích của nâng xoang trước trồng răng implant và quy trình nâng xoang diễn ra như thế nào. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới, mời cô chú, anh chị cùng đọc để nắm rõ kiến thức khi có chỉ định từ bác sĩ

Nâng xoang trong cấy ghép implant là gì

Nâng xoang là thủ thuật thực hiện nhằm tăng khối lượng xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi khi đặt trụ implant, đặc biệt ở vùng răng hàm trên. Thủ thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm tiêu hõm, hoặc khi lượng xương tại vị trí cần cấy ghép không đủ dày để đảm bảo trụ implant cố định vững chắc.

Vai trò của nâng xoang

Vai trò của nâng xoang giúp giải quyết vấn đề thiếu xương hàm, tạo điều kiện để cấy ghép implant và nhờ có lớp xương mới nhờ nâng xoang thì trụ implant sẽ được cố định vững chắc, giảm thiểu nguy cơ hở chân implant hoặc đào thải trụ implant. Cuối cùng sở hữu hàm răng đẹp tự nhiên sau khi cấy ghép implant.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant
Nâng xoang trong cấy ghép Implant

Quy trình nâng xoang 

Quy trình nâng xoang thường được thực hiện dưới gây tê cục bộ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các bước cơ bản:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang hoặc CT để đánh giá tình trạng xương hàm, mức độ tiêu xương và vị trí xoang hàm. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể, bao gồm phương pháp nâng xoang phù hợp (nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở), loại vật liệu ghép xương và thời gian thực hiện.

Bước 2: Gây tê

Vùng xương hàm cần nâng sẽ được gây tê để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định gây mê toàn thân để cô chú, anh chị cảm thấy thoải mái hơn.

Bước 3: Tạo đường mở

Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên nướu để tiếp cận vùng xoang hàm cần nâng. Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch lớn hơn để tiếp cận vùng cần nâng, thường được chỉ định cho những trường hợp xương tiêu hõm nhiều.

Bước 4: Tách màng xoang và ghép xương

Bác sĩ nhẹ nhàng tách màng xoang ra khỏi xương hàm để tạo không gian cho việc đặt vật liệu ghép xương. Vật liệu ghép xương có thể là xương tự thân, xương nhân tạo hoặc một sự kết hợp cả hai, được đặt vào khoảng trống giữa màng xoang và xương hàm.

Bước 5: Đóng kín vết mổ

Vết mổ được khâu kín bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tự tiêu. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để bệnh nhân sử dụng sau khi phẫu thuật.

quy-trinh-nang-xoang
Quy trình nâng xoang

Những trường hợp cần nâng xoang khi cấy ghép implant

Nâng xoang được chỉ định khi xương hàm trên bị tiêu hõm, quá mỏng hoặc quá ngắn để đặt trụ implant. Điều này thường xảy ra ở những người mất răng đã lâu hoặc có bệnh lý về răng miệng. Dưới đây là những trường hợp điển hình cần nâng xoang:

Mất răng lâu năm

Khi mất răng một thời gian dài, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần bị tiêu hõm, không còn đủ độ dày để đặt trụ implant.

Xoang hàm trên lớn

Nếu xoang hàm trên quá lớn hoặc đáy xoang quá mỏng, trụ implant có thể không đủ độ dài để cắm sâu vào xương, gây mất ổn định.

Xương hàm bị tiêu hõm do các bệnh lý 

Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm xoang mãn tính có thể làm tiêu hõm xương hàm, ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép implant.

Tỷ lệ xương hàm không phù hợp 

Trong một số trường hợp, tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của xương hàm không phù hợp, khiến việc đặt trụ implant trở nên khó khăn.

truong-hop-can-nang-xoang
Trường hợp cần nâng xoang khi cấy ghép implant

Vật liệu sử dụng khi nâng xoang

Lựa chọn vật liệu nâng xoang phù hợp là vô cùng quan trọng, vật liệu ghép xương giúp kích thích sự hình thành xương mới và tạo điều kiện cho trụ implant bám chắc.

Hiện nay, có nhiều loại vật liệu ghép xương được sử dụng trong nha khoa, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại vật liệu ghép xương phổ biến:

Xương tự thân

Ưu điểm của xương tự thân là khả năng tương thích sinh học cao, ít gây ra phản ứng đào thải. Nhược điểm là phải lấy xương tự thân từ các vị trí khác trên cơ thể (như xương chậu, cằm) sẽ gây thêm một vết mổ và gây đau cho bệnh nhân. Xương tự thân được dùng khi bác sĩ cần một lượng lớn xương ghép.

Xương nhân tạo

Ưu điểm dễ sử dụng, có thể tạo hình theo nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, không gây đau đớn nhưng nhược điểm là khả năng tích hợp xương có thể chậm hơn so với xương tự thân. Các loại xương nhân tạo hiện nay được sử dụng gồm: 

  • Xương allograft: Lấy từ người hiến tặng đã qua xử lý.
  • Xương xenograft: Lấy từ động vật (thường là bò) đã qua xử lý.
  • Xương tổng hợp: Là vật liệu nhân tạo được tổng hợp từ các chất sinh học.

Tổ hợp xương

Là sự kết hợp ưu điểm của cả xương tự thân và xương nhân tạo, tăng khả năng tích hợp xương và tạo hình. Nhược điểm là vấn đề chi phí cao hơn so với các loại vật liệu khác.

Những lưu ý khi nâng xoang trong cấy ghép implant cần biết 

Nâng xoang là một thủ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách. Dưới đây là những lưu ý chi tiết mà bạn cần biết khi nâng xoang trong cấy ghép implant

Trước khi nâng xoang 

  • Khám và tư vấn: Cô chú, anh chị cần khám với bác sĩ, chụp phim X-quang và đánh giá tình trạng xương hàm, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nâng xoang phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể, cũng như giải thích rõ ràng về quy trình thực hiện.
  • Khám sức khỏe tổng quát: Cô chú, anh chị nên khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện nâng xoang. Đặc biệt, cần thông báo cho bác sĩ nếu cô chú, anh chị đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
  • Vệ sinh răng miệng: Trước khi phẫu thuật, cô chú, anh chị  cần vệ sinh răng miệng thật kỹ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi nâng xoang

  • Chăm sóc vết thương: Cô chú, anh chị cần vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau theo đơn.
  • Chế độ ăn: Cô chú, anh chị nên ăn thức ăn mềm, lỏng trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tránh các thức ăn cứng, nóng, cay hoặc có nhiều đường.
  • Nghỉ ngơi: Cô chú, anh chị cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động mạnh trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
  • Tái khám: Cô chú, anh chị cần đến bác sĩ tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra quá trình lành thương và tiến hành các bước tiếp theo của quá trình cấy ghép implant.   
*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.
Chủ đề (Tag):

Bình Luận