MỤC LỤC
1. Những triệu chứng sau khi nâng mũi và Kiêng cữ sau khi nâng mũi bọc sụn
Để biết được việc cần kiêng cữ gì sau khi nâng mũi bọc sụn, bạn cần biết được những triệu chứng thường xuất hiện sau quá trình nâng mũi. Những triệu chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật nâng mũi bao gồm:
– Phần đầu mũi và sống mũi sưng to: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất sau khi thực hiện nâng mũi. Điều này đến từ việc các mô, cơ tổn thương khi can thiệp. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 15 ngày. Tùy cơ địa từng người, thời gian này có thể sớm hoặc muộn hơn.
– Phần quầng mắt và sống mũi bị bầm tím: Khi nâng mũi bọc sụn, bác sĩ sẽ can thiệp 1 đường ở giữa hai lỗ mũi. Hoặc thực hiện can thiệp vào các bộ phận như cánh mũi, vách ngăn… Từ đó gây nên tình trạng tím bầm ở 2 vị trí này.
– Có cảm giác mũi đau nhức: Quá trình nâng mũi, các bác sĩ sẽ thực hiện quá trình gây tê để thực hiện việc chỉnh sửa mũi, đặt sụn vào các vị trí cần thiết… Sau khi lượng thuốc tê này hết, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, nó không quá nặng nề, bạn chỉ cần cố gắng một vài ngày là sẽ đỡ.
– Khó thở, nghẹt mũi: Khi thực hiện phẫu thuật xong, các bác sĩ sẽ đặt một miếng bông thấm dịch. Vì thế, lúc này bạn sẽ cảm thấy nghẹt mũi hoặc khó thở. Giải pháp là bạn nên chuyển sang thở bằng miệng để hạn chế tình trạng này.
– Tiết dịch ở mũi: Đây là một triệu chứng xuất hiện phổ biến sau khi phẫu thuật nâng mũi bọc sụn. Nó không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Bạn có thể tự khắc phục bằng cách dùng giấy sạch thấm dịch. Hoặc nếu cẩn thận hơn có thể đến cơ sở thẩm mỹ để được hút dịch chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: Có nên kiêng ăn gì sau khi nâng mũi bọc sụn?
2. Kiêng cữ sau khi nâng mũi bọc sụn
Quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả cũng như thành công của ca nâng mũi. Vì vậy, với những triệu chứng phổ biến như trên, các bạn cần có chế độ kiêng cữ phù hợp để đảm bảo hiệu quả nâng mũi tốt nhất.
2.1 Những thực phẩm nên tránh sau khi nâng mũi
Sau khi phẫu thuật, mũi có thể xuất hiện tình trạng bầm tím, đau nhức. Để vết thương nhanh phục hồi, các bạn nên tránh các thực phẩm như:
– Những thức ăn thuộc dạng cứng, khó nhai hoặc khó tiêu hóa.
– Những thức ăn dễ gây sẹo lồi hay làm vết thương bị thâm như: Thịt gà, rau muống, trứng…
– Thực phẩm khiến vết thương lâu lành như đồ nếp, đồ hải sản, cá biển… Những thực phẩm này có thể khiến vết thương mưng mủ, sưng lâu hơn. Đặc biệt là có thể bị ngứa ngáy hoặc dị ứng.
– Tránh dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thức uống có ga…
– Không dùng các đồ ăn cay nóng vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
– Hạn chế dùng các thực phẩm được lên men.
– Không ăn thức ăn nhanh, những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, sữa nguyên kem…
>>> Xem thêm: Phương pháp chăm sóc mũi sau khi nâng mũi bằng bọc sụn
2.2 Những thực phẩm nên dùng sau khi phẫu thuật
Để vết thương nhanh lành, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm tốt như:
– Các loại thịt nạc: Những thực phẩm giàu protein này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Đồng thời, sắt có trong thịt sẽ giúp sản sinh lượng máu mới tốt hơn cho cơ thể.
– Các loại rau có màu xanh đậm: Những loại rau như cải xoăn, rau diếp, rau bina, bông cải xanh… chứa nhiều vitamin A, C, E, K. Đây là các loại vitamin rất tốt cho quá trình đông máu giúp nhanh lành vết thương.
– Ăn nhiều rau củ quả: Những người sau phẫu thuật được khuyên ăn nhiều rau củ quả như súp lơ, bắp cải, cà rốt, ớt chuông, rau mầm, khoai lang, khoai tây…
Video: Cô gái chia sẻ sau 3 tuần nâng mũi đẹp tự nhiên thế nào
– Các loại quả mọng: Những loại quả có nhiều nước như nho, lựu, dâu tây, việt quất, mâm xôi,… sẽ giúp quá trình lên da non phát triển nhanh hơn, từ đó giúp liền sẹo tốt hơn.
– Sử dụng các loại hạt chứa nhiều chất béo, vitamin E: các loại hạt, ngũ cốc, các loại dầu dừa, bơ, dầu oliu…
– Các loại men vi sinh: Tác dụng của nó sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế vi khuẩn xâm nhập..
– Uống đủ nước: Việc uống đủ nước cũng giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
2.3 Những lưu ý trong sinh hoạt
Để vết thương nhanh lành hơn, bạn cũng cần chú ý trong sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến chiếc mũi vừa phẫu thuật. Cụ thể, bạn cần tránh:
– Để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật
– Gãi, đè và va chạm vào mũi
– Vận động mạnh, tập thể dục thể thao.
– Đeo kính trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật
– Đi xông hơi trong 1 tháng khi phẫu thuật.
Hy vọng với bài viết trên đây các bạn đã biết kiêng cữ sau phẫu thuật nâng mũi bọc sụn đúng cách. Hãy nhớ việc chăm sóc tốt sau phẫu thuật quyết định tới 30% thành công của ca phẫu thuật.
Vì thế,hãy tuân thủ nghiêm những quy định bác sĩ chỉ dẫn và tránh những thực ăn cũng như những hoạt động không cần thiết cho quá trình phục hồi. Chúc các bạn luôn vui khỏe và đẹp cùng JK Nhật Hàn nhé!