Bị sẹo lồi sau khi nâng mũi – Nguyên nhân và cách cải thiện

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.Bác sĩ Lê Viết Trí

Xem hồ sơ Đặt lịch hẹn

Nâng mũi là một loại phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ khá phổ biến hiện nay, hầu hết sẽ không lộ sẹo ra ngoài, tuy nhiên có một vài trường hợp sẽ xuất hiện sẹo lồi. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng bị sẹo lồi sau khi nâng mũi là gì? Nên làm gì để hạn chế bị sẹo lồi? JK Nhật Hàn sẽ “mách” bạn một số mẹo siêu hiệu quả nhé!

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là kết quả của quá trình lành thương do vết thương có tác động bất thường tại vị trí hình thành sẹo. Ngay tại vị trí sẹo cơ thể sản sinh quá nhiều collagen, khiến cho mô da hình thành quá phát, tạo thành sẹo dày và cứng lồi lên trên bề mặt da một cách bất thường. Sẹo lồi thường có màu sẫm hơn so với màu da thông thường, có thể gây ngứa ngáy hoặc đau khi chạm vào.

Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi có bề mặt gồ ghề và nổi hẳn lên trên da

Đặc điểm của sẹo lồi là có kích thước lớn hơn và ngày càng lan rộng hơn so với vị trí vết thương ban đầu. Màu sắc của sẹo thường là nâu sẫm hoặc màu đỏ. Nếu sẹo để càng lâu thì có thể càng sậm màu. Bề mặt của sẹo lồi lên và gồ ghề.

Bất cứ khi nào cơ thể chịu tác động, có vết thương được hình thành thì rất có thể sẽ sản sinh sẹo lồi trên da. Đặc biệt với những người cơ địa sẹo lồi thì việc hình thành sẹo là rất dễ dàng, dù chỉ là một tác động nhỏ.

Nguyên nhân bị sẹo lồi sau khi nâng mũi

Đối với phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ tiến hành cắt rạch ngay tại vị trí trụ mũi để bóc tách toàn bộ khoang mũi, tạo điều kiện cho việc phẫu thuật và chỉnh sửa cấu trúc mũi sâu bên trong. Ngoài ra, một số tình trạng cần phải cắt cánh mũi, thu gọn cánh mũi bằng phẫu thuật, vì thế vị trí tác động có thể nằm ngay rãnh khe mũi má.

Nguyên nhân bị sẹo lồi sau khi nâng mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẹo lồi

Bị sẹo lồi sau khi nâng mũi có thể do 6 nguyên nhân sau đây:

Do cơ địa dễ sẹo lồi

Như đã nói ở trên, sẽ có một nhóm người thuộc cơ địa sẹo lồi, rất nhạy cảm với các vết thương dẫn đến các mô quá phát và hình thành sẹo lồi sau khi phẫu thuật. Cơ địa sẹo lồi có yếu tố di truyền cao. Vì vậy, có thể cả gia đình đều thuộc tuýp cơ địa sẹo lồi là chuyện rất bình thường.

Phản ứng của mô da

Khi chịu tác động, cơ thể luôn có khả năng sản sinh tế bào và tự chữa lành. Quá trình này bắt đầu từ não gửi tín hiệu đến các cơ quan, từ đó cơ thể sản sinh collagen để giúp quá trình tái tạo được diễn ra. Đối với những người có quá trình tái sinh diễn ra quá mức, collagen sẽ dư thừa và khiến cho sẹo sau phẫu thuật nâng mũi bị lồi ra nhiều hơn bình thường.

Sau tác động phẫu thuật sẹo dễ hình thành

Đối với những vị trí như gương mặt, vai, ngực… là những nơi dễ dẫn đến sẹo lồi hơn so với các vùng khác trên cơ thể.

Nguyên nhân bị sẹo lồi sau khi nâng mũi
Cánh mũi là một trong những vị trí dễ bị xãy ra sẹo lồi sau phẫu thuật thu gọn

Nhiễm trùng cũng là yếu tố có thể gây sẹo

Khi một bộ phận trên cơ thể bị viêm nhiễm, làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào báo động, quá trình viêm và tái tạo sẽ chịu ảnh hưởng chi phối lớn, dễ dàng gây nên sẹo.

Chăm sóc sau khi nâng mũi không đúng cách

Sau khi phẫu thuật mũi, bác sĩ luôn có chỉ định cần theo dõi vết thương và vệ sinh đúng cách. Nếu như vết thương vùng mũi bị tiếp xúc với bụi bẩn, hoặc không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì rất có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương, khiến cho sẹo lồi được sinh ra và lớn hơn bình thường.

Nguyên nhân bị sẹo lồi sau khi nâng mũi
Chăm sóc mũi đúng cách để phòng tránh sẹo lồi sau khi làm đẹp

Tác động của yếu tố môi trường

Đối với phẫu thuật nâng mũi, tại vị trí mũi hoặc 2 cánh mũi, vì là vị trí có những cơ linh hoạt xung quanh theo cử động biểu cảm của gương mặt, do đó vết thương sẽ chịu tác động co kéo, khiến cho sẹo dễ hình thành hơn những vị trí tĩnh (những vị trí đứng yên trên cơ thể).

Bị sẹo lồi sau khi nâng mũi có hết hoàn toàn được không?

Bị sẹo lồi sau khi nâng mũi là nỗi ám ảnh của nhiều người khi làm đẹp. Trên thực tế, sẹo lồi là một dạng phức tạp và rất khó để điều trị hết hoàn toàn. Sẹo chỉ có thể cải thiện ở mức đáng kể, hoặc ngưng không cho sẹo phát triển lớn hơn. Đặc biệt tại những vùng da dễ bị sẹo lồi, sau khi điều trị cần theo dõi trong thời gian dài, vì sẹo có khả năng tái phát cao.

Sẹo lồi có thể hết hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng cơ địa, vị trí của sẹo, phương pháp điều trị. Để điều trị sẹo lồi có thể phải tiến hành kết hợp nhiều phương pháp trong một liệu trình.

nguyen-nhan-bi-seo-loi-sau-khi-nang-mui-va-cach-cai-thien
Mũi sau khi cắt cánh có thể ứng dụng nhiều biện pháp để phòng tránh sẹo lồi hiệu quả

5 cách xử lý sẹo lồi sau khi nâng mũi

Để xử lý hiện tượng bị sẹo lồi sau khi nâng mũi, có thể tiến hành các phương pháp như sau:

  • Tiêm Corticoid: Chỉ định tiêm của bác sĩ diễn ra với những tình trạng sẹo lồi quá phát. Có thể giúp làm mềm sẹo và thu nhỏ sẹo, ngăn ngừa sẹo phát triển lớn hơn. Chỉ sau 1 lần tiêm là sẽ thấy hiệu quả khác biệt.
  • Dùng miếng dán silicon hoặc Gel silicon: Mục đích của miếng dán là để làm phẳng sẹo, gel silicon có thể dùng để bôi hằng ngày trong suốt thời gian điều trị sẹo, làm giảm sẹo.
  • Laser trị sẹo: Ánh sáng từ Laser có thể phá vỡ cấu trúc sẹo, nhiệt độ cao giúp làm giảm kích thước mô sẹo. Sau khi mô sẹo bị phá vỡ collagen mới được hình thành sẽ làm cải thiện cấu trúc và tái sinh làn da mịn màng hơn. Ngoài ra, Laser còn có khả năng cải thiện màu sắc của sẹo. Laser PDL (Pulsed Dye Laser) có khả năng tác động trực tiếp đến mạch máu, cung cấp dưỡng chất cho mô sẹo, co mạch và huỹ các mạch sẹo để làm giảm kích thước của sẹo trở nên nhỏ hơn. Với sẹo lồi lớn có thể kết hợp tiêm và laser hết hợp sẽ mang lại hiệu quả tối đa.

nguyen-nhan-bi-seo-loi-sau-khi-nang-mui-va-cach-cai-thien

  • Phẫu thuật trị sẹo: Bằng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ đi một phần sẹo lồi, từ đó kết hợp với giải pháp tiêm trị sẹo hoặc Laser để ngăn ngừa sẹo tái phát trở lại.
  • Huỷ mô sẹo bằng Cryotherapy: Đây là phương pháp trị liệu lạnh, có thể dùng nito lỏng để đóng băng và huỷ mô sẹo, nhờ đó làm giảm kích thước sẹo nhưng phải tiến hành nhiều lần mới mang đến hiệu quả tối ưu.
  • Sử dụng băng ép, thuốc bôi trị sẹo: Phương pháp sử dụng băng ép, ngăn ngừa sẹo phát triển có thể là một phương án dự phòng trong một số trường hợp. Kết hợp với dùng thuốc bôi thoa có chứa các thành phần như vitamin E, giúp giảm sẹo và ngăn ngừa sẹo. Tuy nhiên đây là phương pháp có hiệu quả hạn chế nhất so với các phương pháp đã kể ở trên.

Cách phòng ngừa bị sẹo lồi sau khi nâng mũi

Để không bị sẹo lồi, thì giải pháp tốt nhất vẫn là nên ngăn ngừa tình trạng này từ sớm. Độc giả cần lưu ý đến một số điều sau để hạn chế thấp nhất xảy ra tình trạng sẹo lồi sau khi nâng mũi:

  • Thông báo trước cho bác sĩ: Người có cơ địa sẹo lồi nên thông báo trước cho bác sĩ về tình trạng cơ địa, để bác sĩ có phác đồ phẫu thuật và chỉ định hậu phẫu tối ưu nhất.
  • Thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện uy tín: Phẫu thuật nâng mũi đảm bảo an toàn và hiệu quả khi được thực hiện tại bệnh viện uy tín, với bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Theo đó, sử dụng chất liệu nâng mũi phù hợp, tác động can thiệp nhẹ nhàng, mũi được băng ép cẩn thận sau khi phẫu thuật sẽ giúp bạn có kết quả làm đẹp tối ưu.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bất thường: Nếu sau phẫu thuật phát hiện những bất thường tại vị trí mổ hoặc có dấu hiện sẹo, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp đúng thời điểm, vì mô sẹo trong giai đoạn quá phát chuẩn bị phát triển mạnh nếu được can thiệp sẽ giảm thiểu phát sinh.
Cách phòng ngừa bị sẹo lồi sau khi nâng mũi
Khách hàng tìm gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất

Hy vọng rằng thông qua nội dung trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sẹo và nguyên nhân bị sẹo lồi sau khi nâng mũi cũng như cách cải thiện cho tình trạng này. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bệnh viện thẩm mỹ uy tín, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện JK Nhật Hàn để được tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin mới nhất. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận