MỤC LỤC
- 1 Muôn hình vạn trạng nguyên nhân làm hỏng mũi khi làm đẹp
- 2 Sau nâng mũi hỏng bao lâu có thể sửa lại
- 3 Dấu hiệu nhận biết mũi hỏng cần sửa lại
- 4 Sửa lại mũi đã phẫu thuật có gì khác nâng mũi làm lần đầu?
- 5 Tái phẫu thuật sửa mũi hỏng bao nhiêu tiền?
- 6 Quy trình sửa lại mũi đã phẫu thuật diễn ra thế nào?
- 7 Giải cứu dáng mũi cùng chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm
Muôn hình vạn trạng nguyên nhân làm hỏng mũi khi làm đẹp
Hiện nay, việc thẩm mỹ mũi là điều diễn ra khá phổ biến. Nhiều người muốn thẩm mỹ cải thiện dáng mũi khuyết điểm của mình. Cũng chính vì thế, không ít người đã chọn nâng mũi kém chất lượng, thẩm mỹ tại nhà. Hoặc thậm chí là làm đẹp ở cơ sở chui với người phẫu thuật không hề có chuyên môn nghiệp vụ.
Hậu quả để lại từ các dịch vụ giá rẻ, chính là những chiếc mũi “tàn phế”, đau nhức, biến dạng và co rút nặng nề.
Trong một vài trường hợp, những tín đồ thẩm mỹ có thể bị phản ứng phụ, dị ứng với chất liệu độn khiến mũi bị biến chứng. Ngoài ra, yếu tố chăm sóc cũng là một nguyên nhân khiến kết quả phẫu thuật mũi không như ý.
Dù là bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, việc thẩm mỹ mũi thất bại cũng rất cần thiết phải được chữa trị kịp thời.
>> Tìm hiêu thông tin về nâng mũi
Sau nâng mũi hỏng bao lâu có thể sửa lại
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Viết Trí – chuyên gia thẩm mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết: “Có thể chia dạng biến chứng sau nâng mũi ra làm 2 loại, biến chứng sớm và biến chứng muộn. Theo đó, tùy từng trường hợp mà bác sĩ cần có giải pháp điều trị phù hợp nhất”.
Video bs Trí chia sẻ về nâng mũi sử dụng sụn thế nào là an toàn
Theo chuyên gia, biến chứng sớm được nhận biết qua trình trạng mũi sưng đỏ, đau nhức, bầm tím lâu ngày không hết. Có thể kèm theo biểu hiện chảy dịch vàng nơi vết mổ. Lúc này bắt buộc phải đến bác sĩ để được can thiệp ngay. Trong thời gian 7-10 ngày cần đến để bác sĩ kiểm tra vết mổ và có hướng xử lý.
Biến chứng muộn có thể xảy ra sau vài tháng, thậm chí là 1-2 năm sau khi nâng mũi. Thông thường các tình trạng bao gồm: Mũi co rút, biến dạng, lệch vẹo, bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng sụn đã nâng. Trường hợp nặng có thể khiến mũi đầu mũi bị thủng rất nguy hiểm. Tốt nhất nên thăm khám định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau khi nâng mũi.
Dấu hiệu nhận biết mũi hỏng cần sửa lại
– Mũi sưng bầm lâu ngày không hết
Sau khi nâng mũi, thời gian để mũi lành thương sẽ từ 5-7 ngày. Lúc này vết mổ sẽ dần khô lại và ổn định cho việc cắt chỉ. Thế nhưng nếu bạn thấy cả vết thương lẫn vùng mũi của mình bị bầm, sưng to, đau nhức lâu ngày không thuyên giảm thì có thể đây là dấu hiệu đáng lo ngại.
– Mũi chảy dịch
Chảy dịch chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất về chiếc mũi hỏng. Phần máu và mủ chảy liên tục, thậm chí có mùi hôi tanh, rất có thể vùng mũi đã bị nhiễm trùng và cần xử lý ngay.
– Mũi lệch, mũi méo, đau nhức
Sau khoảng 1-3 tháng nâng mũi, bạn cảm thấy vùng mũi vẫn còn đau nhức, khi nhìn góc chính diện thấy mũi bị lệch về một bên. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thẩm mỹ sai kỹ thuật, sụn đặt không đúng vị trí và làm tổn thương mũi.
– Mũi bóng đỏ, nhìn lộ sụn ở sống mũi, mũi thô và kém tự nhiên
Dấu hiệu này thường thấy rõ nhất ở những trường hợp nếu da mũi mỏng nhưng lại nâng mũi quá cao. Lúc này, vùng da mũi đã bị tổn thương, khi chịu áp lực quá lớn từ sụn nâng mũi cao. Bạn cần lập tức tiến hành tháo sụn mũi để tránh thủng đầu mũi hay mũi co rút biến dạng nặng hơn.
Sửa lại mũi đã phẫu thuật có gì khác nâng mũi làm lần đầu?
Sửa lại mũi đã phẫu thuật là một trong những kỹ thuật cực kỳ khó, đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn cao. Sự khác biệt sẽ được thể hiện rõ qua bảng so sánh dưới đây:
Nâng mũi lần đầu | Tái phẫu thuật sửa mũi hỏng | |
Dáng mũi | Nhiều khuyết điểm có tính tự nhiên. Mũi chưa từng can thiệp | Có nhiều vấn đề, mũi hỏng do đã bị tổn thương cần phải thực hiện chỉnh sửa theo hướng điều trị |
Vật liệu thẩm mỹ | Có thể là sụn tự thân, sụn nhân tạo hoặc kết hợp cả 2 | Cần kiểm tra sụn tự thân (vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn) đã sử dụng tối đa hay chưa.
Sau đó ứng dụng các chất liệu hỗ trợ khác để cải thiện toàn bộ vùng mũi (tế bào biểu bì mông, màng sinh học, sụn silicon chất lượng cao) |
Phương pháp can thiệp | Nhẹ nhàng tác động vào trụ mũi, chỉnh sửa khuyết điểm và nâng cao mũi hài hoà tự nhiên. 1/3 đầu mũi dùng sụn tự thân. 2/3 sóng mũi dùng sụn nhân tạo. | Đối với mũi nhiễm trùng cần bơm rửa sạch sẽ ổ mũi. Sau đó kiểm tra tình trạng để cải thiện theo từng mức độ khó.
Quan trọng nhất là cần giải phóng toàn bộ sẹo từ lần thẩm mỹ trước đó bên trong mũi.
Chỉnh sửa từ vách ngăn mũi, đầu mũi, cánh mũi, trụ mũi, sống mũi.
|
Thời gian | 60-90 phút | Có thể cần 3-5 giờ đồng hồ cho 1 ca tái phẫu thuật mũi khó |
Hiệu quả đánh giá | Đẹp, hài hoà, cân xứng với gương mặt | Xoá các biến chứng của lần thẩm mỹ trước, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.
Cải thiện vẻ đẹp dáng mũi từ 60-90% theo từng mức độ mũi hỏng so với ban đầu. |
Tái phẫu thuật sửa mũi hỏng bao nhiêu tiền?
Hiện nay, tại TP.HCM chi phí chỉnh sửa mũi hỏng lần 2 tại các cơ sở thẩm mỹ sẽ có nhiều khác biệt. Vì việc sửa mũi hỏng sẽ mất nhiều thời gian, công sức, và đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn trình độ cao. Cho nên, chi phí thường giao động từ 35.000.000 VNĐ – 60.000.000 VNĐ. Thậm chí nếu là mũi quá khó, co rút nhiều sẽ rất khó để cải thiện nên đòi hỏi chi phí cao hơn.
Dưới đây là bảng giá thẩm mỹ mũi mới nhất 2021, bạn có thể tham khảo.
[table “mui” not found /]
Quy trình sửa lại mũi đã phẫu thuật diễn ra thế nào?
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình trạng mũi với bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Kiểm tra tình trạng mũi hỏng sau khi phẫu thuật lần gần nhất. Xác định giải pháp phù hợp để cải thiện.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát. Đảm bảo bạn đủ khả năng bước vào phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả.
Bước 3: Sát trùng, gây tê vùng thẩm mỹ
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách toàn bộ khoang mũi, để loại bỏ phần sụn cũ đã đặt vào vùng mũi. Nếu mũi nhiễm trùng bắt buộc phải bơm rửa sạch sẽ. Tiếp tục điều chỉnh phần khuyết điểm mũi. Từ cánh mũi, đầu mũi, sống mũi, vách ngăn mũi, các sẹo cũ từ lần thẩm mỹ trước bắt buộc phải giải phóng ra ngoài.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng phần sụn chuyên dụng nâng cao sống mũi. Dựng lại trụ mũi và bảo vệ lấy phần đầu mũi an toàn
Bước 5: Hoàn tất phẫu thuật, nghỉ dưỡng và chăm sóc tại nhà.
Bước 6: Tái khám và cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Giải cứu dáng mũi cùng chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm
Thạc sĩ Bác sĩ Lê Viết Trí được đông đảo tín đồ thẩm mỹ Việt Nam biết đến, trong suốt nhiều năm qua. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, ông được xem là chuyên gia “mát tay” giải cứu mọi dáng mũi khiếm khuyết.
Đặc biệt, bác sĩ Trí trở nên nổi tiếng trong 4 năm gần đây với chương trình “Vì sống là sẻ chia” – chuyên hỗ trợ điều trị phẫu thuật nâng mũi, sửa môi cho những ca đặc biệt khó, mang khiếm khuyết sứt môi hở hàm ếch. Nhờ ông, hàng ngàn bạn trẻ đã tái sinh nhan sắc, hòa nhập với cộng đồng, tương lai tươi sáng hơn.
Bác sĩ Trí xuất thân là chuyên gia tai mũi hỏng, với mối lương duyên cùng ngành thẩm mỹ, ông đã trải qua thời gian dài tu nghiệp tại Hàn Quốc và Canada. Sau đó, ông quyết định về Việt Nam để phát triển sự nghiệp.
Tháng 12/2020 bác sĩ Trí đã cho ra mắt công nghệ nâng mũi độc quyền J-KO. Đây được xem là giải pháp làm đẹp vượt trội, phù hợp cho người Việt Nam. Từ kỹ thuật tạo lập, gia cố trụ mũi Pyramid giúp cho nền tảng chiếc mũi vững vàng không khác gì mũi sinh ra tự nhiên. Dáng mũi J-KO còn có hình dáng tự nhiên, phù hợp với cơ địa người Việt, bền bỉ và thách thức các biến chứng.
Video nâng mũi thách thức va chạm
Riêng về kỹ thuật tái phẫu thuật mũi, bác sĩ Trí được biết là một vị bác sĩ có tâm, chuyên điều trị cho những trường hợp mũi khó, mũi hỏng, mũi thẩm mỹ thất bại. Nhờ sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong suốt quá trình phẫu thuật, kết quả mà vị bác sĩ này đem lại cho khách hàng luôn là sự hài lòng và an toàn nhất.
Hy vọng rặng, qua những nội dung trên, bạn đọc có thể tìm thấy giải pháp sửa lại mũi đã phẫu thuật cho mình. Cùng với đó, tìm được một đơn vị, bác sĩ uy tín để tái phẫu thuật mũi tốt nhất.
Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ.
Block "popup-dang-ky-khuyen-mai" not found