5 dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.Bác sĩ Lê Viết Trí

Xem hồ sơ Đặt lịch hẹn

Mũi tụt sụn sau nâng là gì?

Và dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng

Nâng mũi là một trong những thẩm mỹ khá phổ biến hiện nay. Bằng việc can thiệp trực tiếp đến dáng mũi, sử dụng chất liệu sụn tự thân và sụn nhân tạo để điều chỉnh, thay đổi khuyết điểm và làm cao mũi đến độ cao mong đợi.

Mũi tụn sụn sau nâng có thể xem là điều xảy ra ngoài ý muốn mà không ai mong đợi. Chất liệu sụn mũi có thể là sụn silicon, surgiform hoặc Gore-tex… sụn này đặt ở phần sống mũi, nhưng vì một lý do nào đó mà nó bị thay đổi khỏi vị trí ban đầu, tụt xuống phía dưới đầu mũi. Tụt sụn mũi sau khi nâng sẽ khiến cho mũi biến dạng, mất đi sự cân đối.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Một trường hợp mũi tụt sụn được chỉnh sửa tái phẫu thuật thành công

Lý do khiến mũi tụt sụn sau nâng có thể là:

+ Phẫu thuật không đảm bảo an toàn, đặt sai sụn khỏi vị trí. Nếu sụn không được đặt đúng cách thì sẽ không thể duy trì được đúng vị trí, hoặc không tạo ra được kết nối với cơ thể, khiến sụn bị tụt.

+ Sụn bị đào thải, cơ thể không chấp nhận: Cơ thể sẽ có biểu hiện khi có vật liệu lạ đặt vào bên trong, vì vậy, một số trường hợp dị ứng chất liệu sẽ khiến đào thải xảy ra, làm tụt sụn mũi khỏi vị trí ban đầu.

+ Chăm sóc sau phẫu thuật không đảm bảo an toàn cho dáng mũi. Trong thời gian sau phẫu thuật, khi dáng mũi chưa ổn định, nếu vận động mạnh sẽ hiến sụn dễ dàng di lệch và tụt sụn.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Sụn mũi không tương thích phải phẫu thuật rút sụn ra khỏi cơ thể

+ Vấn đề cơ địa: Thể trạng cơ địa mỗi người một khác nhau, cho nên sẽ có những biểu hiện nằm ngoài dự kiến xảy ra, yếu tố không tương thích cũng có thể là điều dễ hiểu trong trường hợp này.

5 dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng

Để nhận biết dấu hiệu mũi tụt sụn sau nâng, bạn nên theo dõi kỹ dáng mũi trong thời gian hậu phẫu để nhận diện và có can thiệp cải thiện kịp thời. Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng phổ biến nhất.

1 Thay đổi hình dáng mũi và sụn đặt trên mũi

Sống mũi có dấu hiệu lệch hỏi vị trí, không thẳng như bình thường mà di dời về một phía. Đầu mũi cụp hơn bình thường, làm cho dáng mũi ngắn hơn và hạ xuống. Sống mũi có thể èm theo biểu hiện gồ ghề hoặc bóng đỏ hơn so với bình thường.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Mũi bị lệch vẹo hẳn sang một phía

Mũi bị lệch sụn khỏi vị trí rất dễ nhận biết và có thể cảm nhận được khi đặt tay sờ vào sống mũi, đây chính là dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng sớm nhất.

2 Đau và sưng quang vùng mũi

Cảm giác đau và nhức dai dẳng có thể xuất hiện quanh vùng mũi. Cơn đau có thể liên tục hoặc xuất hiện theo từng đợt khác nhau. Cảm giác đau nhức này khác so với đau sau khi phẫu thuật. Kèm theo đó là dấu hiệu mũi sưng trong thời gian dài mà không thuyên giảm.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Mũi sưng bầm lâu ngày không hết

Theo nguyên tắc tự chữa lành sau phẫu thuật, mũi có thể sưng ê vùng mũi trong khoảng 2 đến 5 ngày đầu và dần chuyển biến hết dần. Nhưng nếu việc sưng đau liên tục lâu ngày, sưng to, ê nhức thì chắc chắn bên trong mũi đang có vấn đề bất ổn.

3 Da đầu mũi và sống mũi đỏ

Đây là dấu hiệu thường thấy đối với người từng nâng mũi 1 thời gian, phần da đầu mũi bị sụn bào mòn dẫn đến bóng đỏ và gần tụt sụn hỏi bị trí. Cảm giác da mũi đỏ ửng và căng cứng nhạy cảm khi cảm vào. Da mũi mỏng có thể khiến chúng ta cảm giác sụn mũi lộ ra ngoài và nhìn thấy được bên dưới da.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Phần đầu mũi sưng đỏ khác biệt

Trước đây, công nghệ nâng mũi bằng sụn cứng rất dễ dẫn đến tình trạng tụt sụn mũi sau khi nâng. Da mũi đỏ chính là dấu hiệu cảnh báo sụn mũi cần phải thay thế ngay lập tức, để tránh làm hỏng đầu mũi bất kỳ khi nào.

4. Cảm giác khó thở

Mũi có cảm giác tắc nghẽn, khi hít thở một phần sụn lệch lạc sẽ chèn ép lên đường thở, tạo áp lực và khiến cho việc thở bị khó khăn hơn bình thường. Có thể cảm nhận thông qua việc hít thật sâu, hoặc hi hoạt động thể chất cần thở gấp cảm thấy khó khăn, như có gì đó đang chặn lại ở mũi.

Thở khò khè hoặc thở rít có thể xảy ra khi cấu trúc mũi có sự thay đổi.

5. Chảy dịch ra từ mũi và có mùi khó chịu

Khi tụt sụn mũi chưa biểu thị ra bên ngoài, nhưng nếu mũi chảy dịch, có thể là dịch vàng hoặc xanh, có mùi khó chịu, thì bên trong mũi đang có tổn thương hoặc vị viêm nhiễm.

Rất nhiều trường hợp ghi nhận dù đã sử dụng thuốc chống viêm trong nhiều ngày nhưng không hề thuyên giảm dấu hiệu trên. Lúc này có thể nghi ngờ biểu hiện sụn bên trong mũi đang có vấn đề, cần xử lý kịp thời để tránh hoại tử mũi.

Giải pháp xử lý khi mũi bị tụt sụn sau nâng

Sau khi làm đẹp, nếu phát hiện bất kỳ các dấu hiệu bất thường kể trên hãy tìm đến bác sĩ đã phẫu thuật để được thăm khám và kiểm tra lại dáng mũi. Không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định từ phía bệnh viện.

Trong trường hợp mũi bị tụt sụn sau khi nâng, hướng xử lý từ phía chuyên môn có thể bao gồm:

+ Điều trị chống viêm nhiễm bằng thuốc nếu có biểu hiện nhiễm trùng. Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các dấu hiệu viêm nhiễm, cải thiện tình trạng không bị xấu đi.

+ Có thể bạn sẽ phải phẫu thuật để lấy sụn mũi ra khỏi cơ thể. Nếu viêm nhiễm nặng thì phải chờ một thời gian xem xét để mũi lành thương mới có thể tái phẫu thuật chỉnh sửa lại mũi. Đây là điều không ai mong đợi.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Một trường hợp tái phẫu thuật sửa mũi bị tụt sụn làm đầu mũi bóng đỏ

+ Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng sụn chất liệu tự thân (sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn) để nâng mũi ngay từ đầu, thay thế cho việc sử dụng chất liệu nhân tạo, mục đích làm giảm đi các nguy cơ phản ứng phụ hoặc tụt sụn mũi sau khi nâng.

+ Xem xét lại kỹ thuật cũng như quy trình thực hiện nâng mũi, để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng có thể tái diễn.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Tái phẫu thuật lấy sụn cũ và chỉnh sửa lại mũi toàn diện

+ Hướng dẫn chăm sóc mũi đúng cách, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hạn chế vận động mạnh để tránh va chạm khiến mũi dị di lệch. Theo dõi tiến triển sau phẫu thuật và tái khám đúng theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm soát quá trình lành thương.

Cách phòng ngừa dấu hiệu tụt sụn sau khi nâng mũi

Theo ThS.BS Lê Viết Trí – chuyên gia thẩm mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết: “Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi cấu trúc được xem là giải pháp an toàn, giúp cải thiện tối đa các khuyết điểm mũi và mang lại dáng mũi đẹp bền vững cho nhiều thể trạng cơ địa. Thay vì trước đây, nâng mũi đặt sóng không bảo vệ phần đầu mũi và chưa có kỹ thuật gia cố sụn vững chắc, dẫn đến tình trạng tụt sụn mũi sau khi nâng. Do đó, khi làm đẹp để hạn chế rủi ro, mọi người cần lưu ý việc chọn lựa giải pháp can thiệp sao cho phù hợp”.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Bác sĩ Lê Viết Trí chia sẻ những thông tin về phẫu thuật nâng mũi chuân y khoa đảm bảo an toàn

Đã phẫu thuật thẩm mỹ thì chắc hẳn không ai muốn phải đối diện với vấn đề biến chứng, hay phải sửa mũi nhiều lần. Để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

+ Chọn bác sĩ và bệnh viện uy tín khi có ý định làm đẹp. Việc chọn lựa bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao đã giúp bạn thành công hơn 95%. Đảm bảo an toàn cho bản thân và phẫu thuật diễn ra hiệu quả.

+ Sử dụng các chất liệu nâng mũi an toàn, chất lượng cao và phù hợp với cơ địa. Thông báo cho bác sĩ biết rõ về thể trạng cơ địa ngay từ đầu, để có giải pháp can thiệp hợp lý nhất.

+ Lựa chọn công nghệ an toàn với phương pháp can thiệp hợp lý, tránh tiền mất tật mang.

+ Chăm sóc sau phẫu thuật đúng theo chỉ định.

dau-hieu-nhan-biet-mui-tut-sun-sau-nang
Sở hữu dáng mũi đẹp chuẩn thanh tú là mong ước của nhiều người sau khi nâng mũi

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn có thể biết rõ 5 dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng. Cùng với đó là nguyên nhân và giải pháp phù hợp để cải thiện vấn đề này. Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn để được tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm, đặt lịch MIỄN PHÍ. Hotline 094 1800 9999 (Zalo/Viber/Facetime).

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận