MỤC LỤC
Phẫu thuật nâng mũi tác động đến cơ thể như thế nào?
Và Hướng dẫn chăm sóc mũi sau khi nâng đúng cách
Phẫu thuật nâng mũi là một hoạt động làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Nó có thể tác động làm thay đổi tàn bộ cấu trúc mũi chuyên sâu từ đầu mũi, xương mũi, sụn mũi cho đến các mô mềm, từ đó làm thay đổi hình dáng mũi, giúp tạo hình mũi để đạt được vẻ đẹp như mong đợi.
Bác sĩ sẽ thực hiện cắt rạch da tại vị trí trụ mũi, từ đó bóc tách toàn bộ phần khoang mũi để chỉnh sửa phần sâu bên trong. Trong quá trình thực hiện, việc cắt gọt mô xương, sụn và phần mềm có thể được thực hiện để đảm bảo mang đến hiệu quả.
Phẫu thuật nâng mũi sử dụng chất liệu sụn tự thân và sụn nhân tạo. Trong đó chất liệu tự thân là sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi và sụn sườn có thể được dùng. Mỗi loại sụn khi sử dụng để phẫu thuật sẽ phát huy một hiệu quả nhất định theo cấu tạo của chúng. Để dáng mũi có vẻ đẹp như mong đợi thì kỹ thuật thực hiện và trình độ tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quyết định.
Vì sao phải chăm sóc mũi sau khi nâng?
Chăm sóc mũi sau khi nâng là việc làm cần thiết để tối ưu hoá cho ết quả thẩm mỹ, ngoài ra chăm sóc mũi đúng cách còn giúp hạn chế nhiều vấn đề như:
+ Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng mũi và vết mổ
+ Hạn chế sưng đau hay bầm tím nếu chăm sóc mũi đúng cách
+ Giữ cho dáng mũi ổn định và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa sau khi thực hiện
+ Bảo vệ cấu trúc mũi, tránh di lệch hay các tác động từ môi trường bên ngoài
Hướng dẫn chăm sóc mũi sau khi nâng đúng cách
Vì phẫu thuật nâng mũi cấu trúc tác động chuyên sâu và gần như làm thay đổi toàn bộ dáng mũi, vì thế chăm sóc mũi sau khi nâng đúng cách sẽ phát huy tối đa tác dụng, để có dáng mũi đẹp như mong đợi, an toàn và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chăm sóc vết mổ
Vệ sinh vết mổ đúng cách bằng việc sử dụng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9% để sửa sạch vùng mũi, giúp loại bỏ những vi khuẩn để ngăn ngừa các vấn đề nhiễm trùng.
Sử dụng dung dịch khử trùng bằng povidine để vệ sinh vùng vết thương ở mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
Dùng tăm bông nhúng vào dung dịch và vệ sinh vết mổ, lau nhẹ nhàng, không chà xát, làm sạch vùng quanh mũi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Sau khi phẫu thuật vùng mũi sẽ được băng nẹp để bảo toàn dáng mũi, bác sĩ sẽ dùng 2 mesh để đặt vào 2 lỗ mũi giúp cầm máu và giảm hiện tượng chảy máu khi bạn trở về nhà. Bạn có thể tháo phần mesh theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi vùng này đã lành khoảng 24 giờ sau khi máu không còn chảy. Riêng phần nẹp mũi phải chờ đến ngày thứ 2 sau phẫu thuật, đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tiến trình lành thương và tháo nẹp tại bệnh viện. Lưu ý không được tự thá nẹp mũi tại nhà.
Cách giảm sưng và giảm đau
Để giảm sưng và giảm đau, ngay sau hi phẫu thuật bạn sẽ được hướng dẫn chườm lạnh bằng túi chuyên dụng. Chườm lạnh giúp làm co các mạch máu và giảm việc lưu lượng máu dồn về vùng phẫu thuật, làm giảm sưng và đau cho mũi. Chườm lạnh trong 15-20 phút mỗi lần, duy trì nhiều lần trong ngày. Di chuyển túi chườm quanh mũi để tránh bị phỏng lạnh.
Sử dụng thuộc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ, đúng liều lượng để hỗ trợ giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái trong thời gian hậu phẫu. Không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Không sừ dụng aspirin, ibuorofen hoặc bất kỳ thuốc kháng viêm nào khác vì sẽ có nguy cơ chống đông máu gây chảy máu cho vết mổ.
>>> Xem thêm: cách chườm đá sau khi nâng mũi
Không tác động lên mũi
Vùng mũi sau phẫu thuật còn sưng đau và chưa ổn đỉnh, nên tránh các tác động mạnh lên mũi, không di chuyển làm cho mũi bị xê lệch. Hạn chế đeo kính trong khoảng 4 tuần đầu sau phẫu thuật, nếu phải đeo kính thì nên dùng băng keo ý để dán lên phần gắn kính để không chạm vào sống mũi.
>>> Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì rửa mặt được?
Chế độ ăn uống và hoạt động
Trong thời gian dưỡng thương, nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhất là vitamin C và protein để giúp vết thương nhanh chóng lành lặn. Không ăn thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn, nhiều đường vì nó có thể ảnh hưởng đến việc lành thương, diễn biến lành thương lâu hơn so với thông thường.
Không sử dung rượu bia và thuốc lá. Chất Nicotin có thể dẫn đến co mạch máu, làm giảm máu lưu thông, khiến quá trình lành thương bị chậm lại. Rượu làm giãn mạch máu, tăng nguy cơ chảy máu và làm tăng sưng viêm.
Lưu ý trong những ngày sau phẫu thuật cần ngủ bằng gối kê cao đầu khoảng 30 độ, giữ cho đầu cao hơn để giảm áp lực và lưu lượng máu đến vùng mũi, khiến mũi bị sưng nhiều hơn nếu tụ máu.
Sử dụng thuốc và tái khám
Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tiến trình lành thương sau phẫu thuật. Liên hệ ngay với chuyên gia nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như:
+ Sưng đỏ nhiều, đau dai dẳng không thuyên giảm sau vài ngày, kèm theo biểu hiện sốt cao
+ Cảm thấy khó thở, tức ngực, vùng mũi có màu sắc thay đổi, bầm bím hoặc chuyển xanh
+ Mũi chảy máu, chảy dịch vàng hoặc xanh và có mùi khó chịu
Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, uống đúng liều lựng và đúng giờ quy định.