MỤC LỤC
- 1 Cách nâng mũi bằng sụn tai là gì?
- 2 Những trường hợp nào có thể sử dụng sụn vành tai để nâng mũi
- 3 Nâng mũi bọc sụn vành tai có bền không?
- 4 Chi phí nâng mũi bọc sụn bao nhiêu tiền?
- 5 Quy trình phẫu thuật nâng mũi chuẩn y khoa
- 6 Những lưu ý sau khi phẫu thuật
- 7 Nâng mũi bọc sụn vành tai bao lâu thì lành?
Cách nâng mũi bằng sụn tai là gì?
Phẫu thuật nâng mũi sử dụng sụn tai làm chất liệu hỗ trợ là một phương pháp làm đẹp khá phổ biến. Theo đó, sụn tai được lấy từ chính cơ thể người nâng mũi, là một vật liệu để cấy ghép vào phần đầu mũi, cải thiện bao bọc lấy toàn bộ phần đầu mũi. Vì sụn vành tai có cấu tạo cong tự nhiên, khi đặt vào phần đầu mũi sẽ mang đến độ mềm mại, nhưng vẫn rất bền chắc.
Trong nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn vành tai, 1/3 đầu mũi là sụn tại còn 2/3 sống mũi sẽ sử dụng chất liệu thanh độn nhân tạo, từ đó mà làm mũi cao lên, tạo hình dáng mũi như mong muốn.
Lợi ích của phương pháp sử dụng sụn tai để hỗ trợ trong nâng mũi:
+ Sụn được lấy từ chính cơ thể người thẩm mỹ, phòng chóng được biến chứng đào thải
+ Nâng đỡ cho phần sụn nhân tạo bên trên, hạn chế được tình trạng tụt sóng sụn mũi sau khi nâng
+ Tự nhiên và an toàn, có tính thẩm mỹ cao vì phát huy được tối đa bản chất của sụn vành tai
+ Có độ bền cao vì hoà hợp được với cơ thể
Những trường hợp nào có thể sử dụng sụn vành tai để nâng mũi
Nâng mũi có sử dụng sụn tai rất phổ biến hiện nay, do vậy nó phù hợp với nhiều trường hợp, đối tượng muốn nâng mũi. Trong đó có thể bao gồm:
+ Người muốn nâng mũi bọc sụn tai, dáng mũi tương đối cân xứng, muốn nâng cao sống mũi và bọc sụn tai đầu mũi
+ Mũi có nhiều khuyết điểm, cần can thiệp chỉnh sửa cấu trúc mũi toàn diện
+ Người từng nâng mũi đặt sụn bằng phương pháp cũ, muốn cải thiện giải pháp nâng mũi bền vững hơn
+ Những người muốn nâng mũi sử dụng chất liệu tự thân, đảm bảo an toàn cho kết quả
+ Những trường hợp có đủ sức khoẻ và tâm lý ổn định muốn can thiệp làm đẹp dáng mũi lâu dài
Nâng mũi bọc sụn vành tai có bền không?
Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn vành tai trong nâng mũi cấu trúc được xác định là giải pháp làm đẹp có tính bền vững. Tuy nhiên, để thẩm mỹ đạt hiệu quả cao thì cần đáp ứng các yếu tố an toàn.
Tính tương thích với cơ thể: Vì sụn vành tai lấy từ chính chủ thể nâng mũi nên đảm bảo có tính bền vững và thích ứng cao với cơ thể. Tuy nhiên, khi nâng mũi có thể kèm thêm chất liệu sụn hỗ trợ khác. Do đó, nếu cơ thể phù hợp với chất liệu thì mới đảm bảo được độ bền.
Khả năng duy trì hình dáng mũi: Sụn tai có kết cấu cứng cáp và độ cong tự nhiên. Khi đặt vào đầu mũi sẽ phát huy tối đa công dụng. Sụn liên kết với mạch máu và tích hợp với các mô xung quanh để định hình cho đầu mũi ổn định theo thời gian. Đồng thời, sụn tai không có tính chất tiêu biến như một số chất liệu khác, không bị thay đổi hình dáng theo thời gian. Vì vậy mà nó có thể duy trì hiệu quả làm đẹp lâu dài.
Khả năng chỉnh sửa tối ưu: Trong phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ dùng sụn tai để tạo hình cho đầu mũi tròn trịa và thanh tú, làm cho đầu mũi không bị lún hoặc biến dạng. Nó được xem là chất liệu tự thân tối ưu nhất để tạo hình đầu mũi.
Trình độ tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ: Bất kể là sử dụng chất liệu nào đi nữa, bác sĩ là người quyết định hơn 95% sự thành công của ca phẫu thuật. Bác sĩ thẩm mỹ uy tín sẽ có tác động chính xác, lấy sụn vừa đủ, tạo dáng mũi đẹp và an toàn cho ca phẫu thuật, từ đó mang đến dáng mũi đẹp bền vững.
Chi phí nâng mũi bọc sụn bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí cách nâng mũi bằng sụn tai được áp dụng tại nhiều bệnh viện, mỗi nơi có thể áp dụng mức phí khác nhau, tuỳ thuộc vào công nghệ cũng như trải nghiệm mang lại cho khách hàng, độ nổi tiếng và uy tín của bác sĩ.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng chi phí nâng mũi tại Bệnh viện JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi để tham khảo:
[table “mui” not found /]Quy trình phẫu thuật nâng mũi chuẩn y khoa
Bước 1: Thăm khám và tư vấn thiết kế dáng mũi cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Bước 2: Mộ phỏng dáng mũi với hệ thống máy Ai Vectra-XT mới nhất từ Hoa Kỳ. Khách hàng được chiếu chụp diện mạo dáng mũi hiện tại. Từ đó phần mềm phân tích và hỗ trợ bác sĩ chỉnh sửa thiết kế dáng mũi mới. Bạn hoàn toàn có thể thấy được sự khác biệt của dáng mũi trước-sau khi chỉnh sửa.
Bước 3: Nội soi kiểm tra vách ngăn mũi chuyên sâu, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ can thiệp đúng với tình trạng mũi. Có phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm tổng quát, đảm bảo đủ khả năng sức khoẻ trước khi bước vào cuộc phẫu thuật.
Bước 5: Thực hiện đo vẽ và thiết kế đường mổ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Bước 6: Thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ vô trùng vô khuẩn, đảm bảo trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, đáp ứng tối đa cho phẫu thuật diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 7: Hoàn tất phẫu thuật và đóng kín vết mổ, nẹp mũi chuyển sang chăm sóc theo dõi hậu phẫu.
Bước 8: Chăm sóc tại nhà, tái khám và cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật
Giống như tất cả các can thiệp đến cơ thể, sau khi tác động phẫu thuật cần có thời gian lành thương và chăm sóc. Luôn giữ cho vùng mũi khô ráo, tránh chạm tay lên vết thương khi chưa lành lặn để tránh làm nhiễm trùng. Nên vệ sinh mũi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý, tăm bông và dung dịch sát khuẩn.
Chế độ ăn sau phẫu thuật nên tránh những thức ăn dễ gây dị ứng, thực phẩm cây và nóng. Nên bổ sung nhiều loại trái cây giàu vitamin và chất xơ. Uống nhiều nước hơn bình thường để tăng quá trình thanh lọc cơ thể, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Không nên quá kiêng khem để tránh làm cho cơ thể mệt mỏi hoặc thiếu chất.
Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để giảm sưng và đau cho vùng thẩm mỹ. Không tự ý sử dụng thêm thuốc bên ngoài, nên kèm theo chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không hoạt động mạnh trong 4 tuần đầu, nhất là các hoạt động thể dục thể thao, gym, bơi lội để tránh tác động làm lệch mũi khi chưa thật sự cố định. Không đeo kính làm tác động lên sống mũi.
Nhiều người cho rằng, vùng tai sẽ đau nhiều hơn vùng mũi sau khi phẫu thuật. Bạn hãy nhớ vệ sinh vùng quanh tai sạch sẽ, sau 3 ngày có thể thực hiện cắt chỉ tai. Không đeo khuyên tai, đeo kính hoặc sờ chạm vào vùng này. Không nằm nghiêng áp vào tai có thể khiến đau hơn. Tốt nhất nên nằm ngửa để tránh tạo áp lực cho mũi. Tái khám cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nâng mũi bọc sụn vành tai bao lâu thì lành?
Tuỳ thuộc vào thể trạng cơ địa của mỗi người mà tình trạng lành thương có thể ngắn hay dài. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ tai sau 3 ngày, cắt chỉ mũi sau 5 ngày. Lúc này có thể xem là thời điểm vết mổ tương đối lành lặn. Tuy nhiên, để cả dáng mũi được ổn định vào đúng phom dáng và vững chắc có thể cần từ 2-4 tuần.
Sau khi nâng mũi hoàn thiện, bạn có thể yên tâm vận động như bình thường. Nâng mũi cấu trúc đúng phương pháp, sau 1 năm có thể thoải mái vặn lắc mà không sợ lệch vẹo.
Tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi, khách hàng có thể được tháo nẹp mũi sau 2 ngày, nâng mũi đẹp chuẩn cơ địa với thiết kế cá nhân hoá với giải pháp nâng mũi cấu trúc J-KO độc quyền. Liên hệ ngay nếu bạn cần tư vấn và cập nhật thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ phẫu thuật nâng mũi tại đậy. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).
Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách nâng mũi bằng sụn tai. Từ đó giải đáp được những thắc mắc liên quan đến phương pháp làm đẹp này. Trước khi tiến hành bất kỳ can thiệp nào đến cơ thể, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và chọn lựa một địa chỉ uy tín để được làm đẹp an toàn.