MỤC LỤC
Vì sao nâng mũi phải cần đến chất liệu hỗ trợ để làm gì?
Phẫu thuật nâng mũi là một trong những can thiệp khá phổ biến hiện nay. Theo đó, trong phẫu thuật này có cần đến chất liệu hỗ trợ mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Vậy vì sao phải cần đến chất liệu nâng mũi? Tác dụng của chúng là để làm gì? Dưới đây là những tác dụng của vật liệu hỗ trợ mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới tác dụng hiệu quả đến như vậy.
1. Tạo hình và dựng cấu trúc mũi
Vật liệu hỗ trợ trong phẫu thuật nâng mũi sẽ giúp cho bác sĩ tạo ra được cấu trúc của chiếc mũi như mong muốn. Cũng giống như việc xây nhà thì cần phải dựng trụ và thiết kế phần khung nhà. Trong đó, nếu như nền mũi quá thấp cần phải điều chỉnh thì việc cấu trúc nền móng trước khi nâng cao mũi lại vô cùng quan trọng. Do đó, vật liệu hỗ trợ sẽ giúp mang đến phần sự vững chắc cho chiếc mũi.
2. Bộ bền vững và ổn định của dáng mũi sau khi hoàn thiện
Các chất liệu nâng mũi hỗ trợ trong phẫu thuật sẽ có tính bền vững và mang lại sự ổn định cho hình dáng mũi sau khi phẫu thuật. Để có một chiếc mũi đẹp, duy trì hình dáng như mong đợi và không bị biến dạng theo thời gian, chắc chắn phải có một vật liệu tương thích để tạo hình.
3. Khả năng tạo hình và sửa chữa những khuyết điểm cho dáng mũi hiện tại
Đối với những người có chiếc mũi quá nhiều khuyết điểm, (mũi hếch, mũi ngắn, mũi lệch vẹo, mũi dị dạng) thì việc chỉnh sửa cấu trúc mũi đặc biệt cần thiết đến vật liệu. Vật liệu hỗ trợ tạo hình và bù vào những khuyết điểm và chiếc mũi đang thiếu, từ đó mới giúp bác sĩ sửa chữa được các khuyết điểm.
4. Vật liệu có tính an toàn và khả năng tương thích với cơ thể
Có rất nhiều chất liệu nâng mũi hiện đại được sản xuất nhằm mục đích giúp đề phòng biến chứng khi làm đẹp. Tổ chức y tế thế giới và các đơn vị kiểm định cho phép sử dụng vật liệu, với khả năng đảm bảo an toàn cho cơ thể, khả năng tương thích cao với người sử dụng. Do đó, chất liệu trong phẫu thuật thẩm mỹ có tính an toàn cao.
5. Hỗ trợ phục hồi lành thương sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, vật liệu nâng mụi có khả năng tối ưu hoá quá trình phục hồi, giảm sưng bầm và giúp vết thương lành nhanh chóng hơn. Nhờ đó mà người thực hiện thẩm mỹ mũi sẽ nhanh chóng đạt được kết quả sau khi làm đẹp.
6. Đáp ứng được nhiều nhu cầu
Mỗi người khi nâng mũi sẽ có nhu cầu thay đổi khác nhau. Đặc biệt là tuỳ thuộc vào từng tình trạng cơ địa mà những can thiệp có thể cần đến vật liệu hỗ trợ tương ứng. Sử dụng chất liệu nâng mũi phù hợp sẽ có khả năng chỉnh sửa với nhiều nhu cầu, tạo ra kết quả phù hợp cho từng mong đợi cụ thể, với từng đối tượng.
Các loại chất liệu nâng mũi
Trong phẫu thuật nâng mũi hiện nay, có thể phân loại chất liệu nâng mũi ra thành 2 dạng bao gồm: Chất liệu nâng mũi tự thân và chất liệu nâng mũi nhân tạo. Trong từng nhóm lại có nhiều loại sụn tương ứng, tuỳ thuộc vào nhu cầu và thể trạng mũi, mà bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng chất liệu nào cho phù hợp nhất. Dưới đây là thông tin chi tiết về lừng loại chất liệu nâng mũi mà bạn nên biết.
1. Chất liệu nâng mũi tự thân
+ Sụn vách ngăn mũi:
Sụn này là một phần quan trọng để tạo nên chiếc mũi, nó chia khoang mũi làm 2 phần và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng cũng như chức năng của mũi. Sụn vách ngăn mũi của người Việt Nam có dáng mỏng và nhỏ hẹp. Sụn này kéo dài từ phần trước cho đến phần sau xương mũi. Chức năng của sụn dùng để chia đều khoang mũi, điều chỉnh luồng khí qua mũi, giúp việc thở diễn ra thông suốt và dễ dàng.
Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn vách ngăn mũi thường sử dụng để tái cấu trúc tạo hình cho mũi mới. Bằng việc điều chỉnh sụn này, sẽ giải quyết vấn đề mũi lệch vẹo, tạo nền móng cho mũi vững chãi hơn. Sẽ có những trường hợp khuyết nặng, gần như không có sụn vách ngăn mũi, hoặc vách ngăn mũi thông nhau, có thể cần sửa chữa toàn diện.
Video: Chuyên gia chia sẻ về các chất liệu nâng mũi tự thân
+ Sụn vành tai
Sụn vành tai có cấu trúc cong tự nhiên và rất dẻo dai, vì thế nó được ứng dụng để hỗ trợ trong việc tạo hình đầu mũi và bao bọc bảo vệ một phần mũi. Vì tính chất dẻo dai nên khi dùng để tạo hình, sụn sẽ giúp mũi hạn chế được các vấn đề biến chứng có thể xảy ra sau khi làm đẹp, hạn chế tình trạng bóng đỏ đầu mũi. Vì là sụn tự thân lấy ra từ chính cơ thể người nâng mũi cho nên sụn có tính tương thích cao trong mọi trường hợp.
+ Sụn sườn
Sụn sườn được lấy từ chính cơ thể người nâng mũi, tại vị trí sụn số 6,7,8. Sụn này rất cứng nên thường được sử dụng để tái cấu trúc dựng hình trụ mũi và hỗ trợ nâng cao một phần sống mũi. Trong các trường hợp mũi khuyết điểm nặng, mũi dị dạng hoặc tai nạn thường sử dụng sụn sườn để hỗ trợ tối đa cho phẫu thuật.
Việc lấy sụn sườn từ cơ thể ra đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Lấy lượng vừa đủ để sử dụng, hạn chế được can thiệp một cách tối đa nhất. Vị trí lấy sụn sườn nằm ở phía dưới chân ngực. Sụn sườn khi đặt vào vùng mũi có độ tương thích rất nhanh chóng, đảm bảo an toàn và rất hữu ích. Hiện nay ứng dụng phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sườn rất phổ biến tại các bệnh viện thẩm mỹ chuyên sâu.
2. Chất liệu nâng mũi nhân tạo
+ Sụn silicon cứng
Trong phẫu thuật nâng mũi từ những năm chín mươi, sụn cứng là tiên phong trong việc nâng mũi. Có thể dùng 1 khối sụn lớn, sau đó bác sĩ cắt gọt và tạo hình để có được dáng sụn như mong muốn. Tuy nhiên, theo thời gian sụn này thường gây ra dấu hiệu lộ sụn, bóng đỏ và rất dễ bị di lệch do tính bám dính vào cơ thể rất kém. Ngày nay sụn này gần như không còn được các bệnh viện sử dụng.
Video: Chuyên gia chia sẻ về các loại chất liệu nhân tạo trong phẫu thuật nâng mũi
+ Sụn silicon dẻo
Sụn silicon mềm dẻo hiện nay là loại sụn phổ biến nhất trên thị trường, nó cũng là chất liệu nâng mũi được ưa chuộng vì dễ dàng tạo hình, có khả năng điều chỉnh hình dáng theo ý muốn. Sụn này cũng có nhiều size dáng đáp ứng được thể trạng cho người Việt rất cao, đồng thời sụn còn có tính tự nhiên và linh hoạt. Chi phí của loại sụn này cũng không quá cao, do đó nó rất phổ biến và hữu ích trong phẫu thuật nâng mũi.
+ Sụn Gore-tex
Là dạng sụn được cấu tạo từ vật liệu tổng hợp, có tính mềm mại và vô cùng linh hoạt. Chất liệu nâng mũi này rất tương thích với cơ thể người và hạn chế tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, vì sụn có tính linh hoạt cao cho nên định hình và điều chỉnh có phần khó khăn.
+ Megaderm
Là chất liệu nhân tạo được làm thành từ 1 phần cấu tạo tế bào da của con người, thông qua quy trình xử lý nghiêm ngặt. Megaderm được sử dụng trong trường hợp da mũi quá mỏng, lo sợ biến chứng lộ sụn, bóng đỏ sau khi nâng mũi. Do đó đây là vật liệu hỗ trợ làm cho vùng sống mũi được dày dặn hơn, đảm bảo an toàn cho người nâng mũi.
+ Medpor
Chất liệu này được cấu tạo đặc biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti, khi đặt vào bên trong cơ thể mạch máu có thể xuyên qua những lỗ nhỏ, từ đó hình thành những liên kết.
Sau một thời gian chất liệu này có thể tiêu biến. Khi tồn tại trong cơ thể từ 1 đến 2 năm, xung quanh Medpor sẽ hình thành những bao xơ liên kết xung quanh, vì thế dù vật liệu này đã tiêu biến nhưng các bao xơ xung quanh nó vẫn có khả năng duy trì hiệu quả thay thế nó.
Vì vậy, đây cũng là một chất liệu rất hữu ích, thường xuyên được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi.
Lời khuyên từ chuyên gia về việc sử dụng các loại chất liệu nâng mũi
Theo ThS.BS Lê Viết Trí – Giám đốc Bệnh viện JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi cho biết: “Tuỳ từng trường hợp khuyết điểm mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định hoặc đưa ra lời khuyên trong việc sử dụng chất liệu nâng mũi nào. Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi cấu trúc có khả năng ứng dụng cả sụn tự thân và sụn nhân tạo. Mỗi loại sụn sẽ được phát huy tối đa ưu điểm của nó. Điều quan trọng nhất là kỹ thuật thực hiện của bác sĩ, với một quy trình đảm bảo an toàn cho người thẩm mỹ, làm sao đem lại kết quả tốt nhất”.
Cũng theo chuyên gia, đối với những người dáng mũi có ít khuyết điểm thì việc ứng dụng sụn nâng mũi có thể tuỳ thuộc vào sở thích và mong muốn của khách hàng. Riêng những ca khó, mũi khuyết nặng, như trường hợp mũi dị tật, mũi tai nạn lệch vẹo vách ngăn thì ưu tiêu sử dụng sụn sườn để gia cố, thiết lập lại cấu trúc tổng thể của dáng mũi.
Hiện nay trong các chất liệu nhân tạo thì Silicon dẻo, Surgiform và Medpor là một trong những chất liệu thường được các bác sĩ sử dụng.
Địa chỉ bệnh viện nâng mũi uy tín tại TP.HCM
Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi, được hàng ngàn tín đồ yêu làm đẹp trong và ngoài nước tin tưởng. Tại đây, hơn 45.000 trường hợp mũi đã được cải thiện thành công bởi công nghệ nâng mũi cấu trúc J-KO độc quyền. Trong đó, hơn 10.000 trường hợp mũi dị tật được tái sinh diện mạo thành công.
Phẫu thuật nâng mũi tại JK Nhật Hàn chú trọng vào vấn đề cơ địa, tập trung cải thiện khuyết điểm và đáp ứng được tính bền vững sau khi làm đẹp.
Để làm được điều này, công nghệ nâng mũi cấu trúc J-KO với 2 kỹ thuật tiêu biểu có khả năng đáp ứng cho mọi trường hợp khuyết điểm mũi.
Kỹ thuật gia cố trụ vách ngăn Pyramid, tạo nền móng bền vững cho chiếc mũi, đồng thời phòng chống yếu tố lệch vẹo, khi có va chạm không bị ảnh hưởng đến vẻ đẹp dáng mũi.
Kỹ thuật tạo dáng J Line thời thượng, phù hợp với tiêu chuẩn vẻ đẹp người Việt mà không bị lỗi thời
Thẩm mỹ mũi được thực hiện theo quy trình khép kín, tiêu chuẩn y khoa, quý khách hàng khi trải nghiệm làm đẹp sẽ được hưởng 5 đặc quyền tiêu biểu. Đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm, cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm làm đẹp tốt nhất.
Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về các loại chất liệu nâng mũi. Từ đó, có cho mình lựa chọn phù hợp khi làm đẹp dáng mũi. Thẩm mỹ đảm bảo an toàn, phù hợp với sức khoẻ và đáp ứng được sự bền vững với thời gian. Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện JK Nhật Hàn để được tư vấn hỗ trợ nếu cần thêm thông tin hoặc đặt lịch hẹn MIỄN PHÍ. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).