Dị tật bẩm sinh sứt môi và hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.BS LÊ VIẾT TRÍ

Tư vấn chuyên môn

1. Thế nào là dị tật sứt môi và hở hàm ếch 

Sứt môi và hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của môi và vòm miệng. Dị tật này xảy ra khi các mô ở môi và vòm miệng không kết nối hoàn toàn trong quá trình mang thai.

  • Sứt môi: Khe hở trên môi trên, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên, thường gặp ở vị trí chính giữa. Mức độ khe hở có thể dao động từ nhẹ đến nặng.
  • Hở hàm ếch: Khe hở ở vòm miệng, tạo ra sự thông nối giữa khoang miệng và khoang mũi. Hở hàm ếch có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, nuốt và nghe của trẻ.
  • di-tat-bam-sinh-sut-moi-va-ho-ham-ech
    Sứt môi hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch có 3 dạng khác nhau:

  • Sứt môi mà không bị hở hàm ếch
  • Hở hàm ếch mà không sứt môi
  • Sứt môi và hở hàm ếch

2. Dị tật bẩm sinh sứt môi và hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

di-tat-bam-sinh-sut-moi-va-ho-ham-ech

Dị tật bẩm sinh sứt môi và hở hàm ếch thường xảy ra khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 sau khi thụ thai. Đây là giai đoạn quan trọng khi các bộ phận trên khuôn mặt của thai nhi bắt đầu hình thành. Tuy nhiên dị một số dị tật bẩm sinh có thể xảy ra muộn hơn trong giai đoạn thai kỳ . 

Môi hình thành từ tuần thứ tư đến tuần thứ bảy của thai kỳ. Khi em bé phát triển trong thai kỳ, mô cơ thể và các tế bào đặc biệt từ mỗi bên đầu sẽ phát triển về phía giữa khuôn mặt và kết hợp với nhau để tạo thành khuôn mặt. Nếu mô tạo nên môi không khớp hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng sứt môi. Điều này dẫn đến một lỗ hở ở môi trên. Lỗ ở môi có thể là một khe nhỏ hoặc cũng có thể là một lỗ lớn xuyên qua môi vào mũi. Sứt môi có thể ở một hoặc cả hai bên môi hoặc ở giữa môi.

 Vòm miệng được hình thành từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Nếu mô tạo nên vòm miệng không liên kết hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng dị tật hở hàm ếch Đối với một số bé, cả phần trước và phần sau của vòm miệng đều mở. Đối với những em bé khác, chỉ một phần vòm miệng được mở.

3. Những cách giúp phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch ?

3.1 Trước khi mang thai

di-tat-bam-sinh-sut-moi-va-ho-ham-ech

Bổ sung axit folic: Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Nên bắt đầu bổ sung ít nhất một tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong suốt ba tháng đầu thai kỳ. Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ống thần kinh của thai nhi, nơi hình thành não và tủy sống. Thiếu axit folic trong giai đoạn đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc sứt môi và hở hàm ếch

Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng cúm Rubella trước khi mang thai để bảo vệ thai nhi khỏi bệnh. Cúm Rubella có thể gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm sứt môi và hở hàm ếch. Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ.

Kiểm soát bệnh lý: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các bệnh lý mãn tính khác, hãy đảm bảo kiểm soát tốt bệnh trước khi mang thai. Bệnh lý không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc sứt môi và hở hàm ếch

Tránh tiếp xúc với các chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như tia X, thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân và rượu… Các chất này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ mắc sứt môi và hở hàm ếch

Tư vấn di truyền: Nếu gia đình có thì tiền sử mắc sứt môi và hở hàm ếch hoặc các dị tật khác thì hãy tham khảo các ý kiến kiến tư chuyên gia. Từ đó giúp đánh giá nguy cơ và tư vấn các biện pháp dự phòng phù hợp.

3.2 Sau khi mang thai 

di-tat-bam-sinh-sut-moi-va-ho-ham-ech

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin nhóm B, axit folic, kẽm và sắt. Những dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình mang thai chúng ta cần khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của thai nhi. Thực hiện siêu âm thai để có thể kiểm tra phát hiện sứt môi và hở hàm ếch từ sớm trong thai kỳ.

Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác. Việc sử dụng các chất này có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ mắc sứt môi và hở hàm ếch

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

4. Làm gì khi trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch?

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch là phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp cải thiện chức năng ăn uống, nói chuyện và thở của trẻ. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài ra, sau khi trẻ lớn hơn cũng có thể cần thực hiện một số phẫu thuật như ghép xương ổ răng, phẫu thuật mũi, phẫu thuật chỉnh hình xương…

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bệnh viện uy tín để phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch thì Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn chính là một điểm đến đáng tin cậy. Bệnh viện đã thực hiện thành công điều trị hơn 10.000 ca sứt môi và hở hàm ếch . Giúp họ thay đổi diện mạo đem đến nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận

Gọi điện Báo giá Ưu đãi