Nâng mũi có được ăn bún không? Kiêng cữ gì những thực phẩm nào để mũi mau lành?

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Ths.Bác sĩ Lê Viết Trí

Xem hồ sơ Đặt lịch hẹn

Nâng mũi có được ăn bún không?

Với người Việt Nam chúng ta, bún có lẽ một món ăn được ưa thích nhất sau cơm. Bún sẽ có 2 loại là bún tươi hoặc bún khô. Xét về hình thức chúng đều có dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ hoặc gạo lứt, sau đó là tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.

Bình thường, bún là một món ăn cung cấp nhiều năng lượng và dinh dưỡng nhất định. Theo nghiên cứu, cứ trong 100 gram bún sẽ có chứa 107 – 130 kcal. Ngoài ra còn có những chất dinh dưỡng như: protein, canxi, sắt, magie, phốt pho, nước, chất xơ….

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-1
Bún là thức ăn giàu tinh bột chỉ sau cơm – Nâng mũi có được ăn bún không?

Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng và bình thường nếu ăn thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nhiều người sẽ không biết rằng liệu nâng mũi có được ăn bún không. Nó là một vấn đề nhức nhối khi đây là món ăn quen thuộc và có thể thay bữa chính trong ngày nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Theo nhận định từ các chuyên gia, bún là nguyên liệu mà bạn hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn những loại bún không rõ nguồn gốc, nhiều chất phụ gia. Mặc dù trong thực tế chúng ta không chỉ ăn bún không mà sẽ chế biến để ăn kèm với một số thứ khác. Đây mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chiếc mũi sau nâng.

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-2
Món bùn bò Huế là đặc sản được nhiều người ưa thích

Theo đó, các món ăn được chế biến từ bún như bún bò, bún riêu cua, bún chả cá, bún ốc, bún tôm, bún đậu mắm tôm, bún mắm,… có thể đem đến những ảnh hưởng xấu cho chiếc mũi. Nguyên nhân là bác sĩ đã chống chỉ định những ai nâng mũi tuyệt đối không ăn hải sản, thịt gà, đồ tanh, thịt bò…Mà những món này lại thường có trong các món bún.

Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng các loại bún được chế biến kèm với loại thịt lành tính như thịt heo thì vẫn ăn được. Ví như như: bún thịt nướng, bún xào thịt heo, bún chay, bún canh chua,..… thì bạn hoàn toàn an tâm ăn vì sẽ không ảnh hưởng đến dáng mũi sau nâng. Đến đây thì ắt hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nâng mũi có được ăn bún không.

>> Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sau khi nâng mũi

Nhóm thực phẩm không nên ăn sau khi nâng mũi

  • Nhóm thực phẩm gây ngứa

Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein cần thiết cho cơ thể nhưng những thực phẩm như thịt gà, thịt vịt, thịt bồ câu lại là nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế. Theo nhiều chuyên gia, các loại chất trong nhóm thực phẩm này có thể khuếch đại phản ứng của cơ thể, hạn chế khả năng lành vết thương.

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-3
Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm dễ gây ngứa

Nếu ăn các loại thịt này, bạn sẽ dễ gặp phải những tình trạng gây khó chịu đến vết thương sau khi mổ như ngứa ngáy kèm cảm giác râm ran và khó chịu. Do đó, bạn hãy kiêng những thực phẩm này ít nhất 14 ngày bởi vì nó có thể gây ra những biến chứng khôn lường cho vùng mũi.

  • Nhóm thực phẩm dễ gây mưng mủ

Những loại thực phẩm như bí đao, gạo nếp hay các sản phẩm từ gạo nếp như xôi, thịt trâu có tính hàn nóng. Khi ăn sẽ dễ xảy ra tình trạng khó tiêu làm vết thương sau khi mổ có thể sưng đỏ, tệ hơn sẽ dẫn đến mưng mủ và dịch trắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục sau khi mổ và kết quả của dáng mũi bạn khi hồi phục.

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-4
Không nên ăn xôi nếp sau các phẫu thuật
  • Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích

Những thức ăn như mì tôm, rượu, bia, thuốc lá, măng, cà phê, hạt tiêu, ớt,… sẽ gây ra hiện tượng chảy máu cam. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương sau khi mổ, làm vết thương lâu lành. Do đó, trong ít nhất 7 ngày bạn cần kiêng cữ những món này.

Bên cạnh đó, bạn còn nên hạn chế sử dụng rượu, bia, chất cồn. Vì những chất này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi. Ví dụ như khi bạn uống rượu, chất cồn  trong rượu sẽ làm giảm bạch cầu, ức chế sản sinh protein.

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-5
Cần tránh xa các chất kích thích

Còn với người hút thuốc lá hoặc ngửi mùi khói thuốc lá thì tác hại còn tệ hơn nữa. Những chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm các nguyên bào sợi có nhiều vụ hàn gắn các tổn thương trở nên bám dính và khó di chuyển hơn. Hút thuốc càng nhiều hay chỉ hít phải cũng làm vết thương trở nên lâu lành hơn.

Ngoài ra, khói thuốc lá còn làm thay đổi cấu trúc hóa học của các nguyên bào sợi này khiến chúng không thể di chuyển mà tập trung tại từng cụm lồi lên trên bề mặt da. Dáng mũi của bạn không những khó lành mà dễ nhiễm trùng và gồ ghề, phá dáng sau khi lành.

  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Các loại thực phẩm như: hải sản, ốc, cá, lươn, ếch, cua, mực, cá hồi, mắm tôm,…. nằm trong nhóm thức ăn dễ gây dị ứng. Nếu bạn ăn thì nó sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc lành vết thương của vùng mũi. Nó sẽ khiến vết mổ trở thành sẹo lồi, nếu xử lý không tốt còn có thể gây nhiễm trùng mũi nặng, ảnh hưởng đến dáng mũi sau này.

nang-mui-co-duoc-an-bun-khong-kieng-cu-gi-nhung-thuc-pham-nao-de-mui-mau-lanh-6
Cơ địa dễ sẹo lồi nên kiêng ăn thịt bò

Việc chăm sóc sau khi nâng mũi là rất quan trọng. Trong đó chế độ ăn uống kiêng cữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hồi phục vết thương. Hy vọng những thông trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nâng mũi có được ăn bún không và biết cách ăn uống sao cho phù hợp nhé.

Block "popup-dang-ky-khuyen-mai" not found

*_Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo chung cho tất cả khách hàng, tuy nhiên tùy vào cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, để chỉnh xác nhất bạn nên đặt lịch hoặc đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Bình Luận