MỤC LỤC
- 1 Sơ lược về sứt môi hở hàm ếch 2 bên
- 2 Nguyên nhân gây nên tình trạng sứt môi hở hàm ếch 2 bên
- 3 Triệu chứng thể hiện của sứt môi hở hàm ếch 2 bên
- 4 Những trường hợp cao có nguy cơ mắc sứt môi hở hàm ếch 2 bên
- 5 Hướng dẫn cách phòng ngừa dị tật sứt môi hở hàm ếch 2 bên
- 6 Làm sao để phát hiện trẻ bị sứt môi hở hàm ếch từ sớm?
- 7 Giải pháp cải thiện tình trạng sứt môi hở hàm ếch
Sơ lược về sứt môi hở hàm ếch 2 bên
Sứt môi hở hàm ếch hai bên là biểu hiện vùng mô ở miệng không khép kín như người bình thường. Dị tật này khiến cho vùng khe từ môi kéo dài đến mũi có 2 khe hở, làm cho gương mặt bị biến dạng khi trẻ được sinh ra. Hở hàm ếch có thể thông từ khoang miệng lên tới mũi. Đây là dị tật bầm sinh khá phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, cả vùng mô mềm và mô cứng đều bị khuyết khiến cho miệng không biểu hiện bình thường. Dị tật này còn có tên gọi là hở vòm miệng.
Sứt môi hở hàm ếch 2 bên thường ít xảy ra hơn tình trạng sứt môi 1 bên. Khi đó, vùng miệng sẽ có 3 khối mô vùng hàm trên bị tách ra riêng lẻ và không liền với nhau. Sứt môi hở hàm ếch 2 bên có liên quan đến vấn đề di truyền.
Người bị sứt môi hở hàm ếch sẽ có sự ảnh hưởng nhất định trong quá trình phát triển. Đối với trẻ em sẽ không thể bú như trẻ bình thường, do miệng không thể khép kín để tạo ra lực hút cho trẻ bú. Ngoài ra, khoang miệng còn liên quan đến tai và họng, kèm theo vấn đề phát âm khi lớn lên. Do đó, ngay từ khi sinh ra trẻ nên được tiến hành các phẫu thuật cải thiện, vá môi và vòm họng để đảm bảo chức năng sống. Trải qua quá trình lớn lên, có thể cần can thiệp xương hàm để chỉnh nha, và các can thiệp khác để chỉnh hình thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng sứt môi hở hàm ếch 2 bên
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định rõ nguyên nhân chính gây nên dị tật sứt môi hở hàm ếch 2 bên. Tuy nhiên, tình trạng này được xác định nguyên nhân có thể từ yếu tố gen di truyền và môi trường mang thai của người mẹ.
Theo tiến trình phát triển của thai nhi, vùng hàm mặt và vòm miệng có thể sẽ phát triển từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Khi mang thai cơ thể người mẹ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên rất cần đến axit folic. Đối với trẻ bị sứt môi hở hàm ếch 3 bên, người ta cho rằng sự tích hợp của vòm miệng và môi trong thai kỳ gần như không xảy ra, hoặc có xảy ra nhưng không phát triển toàn diện, dẫn đến vòm miệng bị khuyết, sinh ra dị tật.
Các yếu tố liên quan đến gen bao gồm biến thể đột biến gen, hoặc khi các gen tương tác sẽ có một đoạn bị đứt quãng, nếu đoạn đứt quãng nằm ngay ở phần gen liên quan đến hình thái thì sẽ gây nên dị tật. Sứt môi hở hàm ếch có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Bố mẹ sinh con thứ 1 bị dị tật thì khả năng cao người con thứ 2 cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự.
Ngoài ra, trong quá trình người mẹ mang thai, nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, hay làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, tiếp xúc với chất phóng xạ… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Triệu chứng thể hiện của sứt môi hở hàm ếch 2 bên
Ngay khi trẻ sinh ra, triệu chứng rõ nhất chính là có khe hở ở môi hoặc bên trong vòm miệng có dấu hiệu khuyết.
- Vết nứt lớn trên môi (1 vết hoặc 2 vết) khiến vùng môi bị phân chia không khép kín
- Từ môi thông đến tới mũi tạo thành khe hở, sứt môi hở hàm ếch 2 bên thì sẽ thông thành 2 khe dài đến tận dưới mũi
- Bên trong vòm miệng cũng có khuyết tương tự, gây nên diện mạo khác thường cho gương mặt trẻ khi sinh ra
Một số trường hợp không có biểu hiện sứt môi ra bên ngoài, nhưng bên trong lại có khe hở vòm miệng, trường hợp này mặc dù ít xảy ra nhưng vẫn có. Đa phần sứt môi đi kèm với hở vòm miệng. Đối với những trẻ khi sinh ra không biểu hiện sứt môi, có thể phát hiện hở vòm miệng khi theo dõi thấy các triệu chứng như:
- Khi cho ăn trẻ hay quấy khóc
- Khi ăn thấy sữa hoặc thức ăn chảy ra từ đường mũi
- Giọng nói phát ra giọng mũi, không trong trẻo như người bình thường
- Có bệnh lý nhiễm trùng tai
Những trường hợp cao có nguy cơ mắc sứt môi hở hàm ếch 2 bên
– Người có cha mẹ bị sứt môi hở hàm ếch thì khả năng sinh con sẽ mắc bệnh với tỉ lệ khá cao
– Phụ nữ trong quá trình mang thai có lối sống không lành mạnh, tiếp xúc với hoá chất độc hại, chất phóng xạ.
– Phụ nữ có bệnh lý đái tháo đường, béo phù… đây là các bệnh lý đã được khoa học nghiên cứu có khả năng cao nguy cơ sinh con bị dị tật
– Đàn ông có khuyết điểm sứt môi mà không có hở hàm ếch. Phụ nữ có thể hở hàm ếch nhưng không có biểu hiện sứt môi. Một trong hai người có thể di truyền gen đến đời con, khiến con sinh ra mắc dị tật.
Hướng dẫn cách phòng ngừa dị tật sứt môi hở hàm ếch 2 bên
Không ai muốn con mình sinh ra bị mắc dị tật. Chính vì vậy, khi có ý định mang thai hoặc sinh con, cha mẹ có thể phát hiện biểu hiện này từ sớm ngay khi còn trong bào thai. Đồng thời trang bị kiến thức và lối sống lành mạnh trước khi mang thai để phòng chống dị tật cho thai nhi. Một số vấn đề liên quan đến di truyền là yếu tố không thể ngăn chặn được.
Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện hình thái thai nhi khi có dấu hiệu bất thường. Cha mẹ có thể tư vấn di truyền trước khi mang thai, nếu như gia đình từng có người mắc bệnh lý này. Nên chia sẻ với bác sĩ để có phương án phòng bị trước khi mang thai.
Bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trước và trong quá trình mang thai. Khi được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ, kể cả tình trạng sứt môi hở hàm ếch nói chung. Lưu ý quan trọng trong suốt hành trình mang thai phụ nữ không được sử dụng chất kích thích và tiếp xúc với hoá chất độc hại, chất phóng xạ để không ảnh hưởng tới sức khoẻ, hình thái thai nhi. Việc sử dụng thuốc cùng thực phẩm chức năng cũng cần có sự tham vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng dị tật cho bào thai, chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
Làm sao để phát hiện trẻ bị sứt môi hở hàm ếch từ sớm?
Để không phải chờ sinh con ra mới phát hiện dị tật, cha mẹ có thể hoàn toàn biết được điều này khi từ khi còn trong bào thai. Siêu âm trước khi sinh để kiểm tra hình thái thai nhi, theo dõi sự phát triển của trẻ định kỳ trong suốt hành trình mang thai. Thông qua việc siêu âm từ tuần thứ 13-18 của thai kỳ, có thể phát hiện dấu hiệu dị tật.
Siêu âm là việc sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bằng hệ thống thiết bị tiên tiến, bác sĩ sẽ phân tích được hình ảnh và kiểm tra cấu trúc gương mặt nếu có bất thường xảy ra. Siêu âm 2D hoặc rõ ràng hơn là siêu âm 3D, 4D trong khoảng từ tuần thứ 13 đến 18 của thai kỳ sẽ chuẩn đoán được chính xác nếu khe hở môi làm cho hình thái môi không được khép kín như bình thường.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định phương pháp chọc ối để lấy mẫu thử nước ối từ tử cung của người mẹ. Khi xét nghiệm nước ối có thể phát hiện các hội chứng có tính di truyền và những dị tật bẩm sinh nếu có. Từ kết quả nhận được bác sĩ đưa ra lời khuyên hữu ích cho thai phụ.
Giải pháp cải thiện tình trạng sứt môi hở hàm ếch
Ngay khi sinh ra, trong độ tuổi sơ sinh trẻ cần được phẫu thuật điều trị sứt môi hở hàm ếch càng sớm càng tốt. Mục tiêu của phẫu thuật này là để đảm bảo khả năng bú, ăn nhai, giúp trẻ có thể phát triển sống bình thường. Ngoài ra, hở hàm ếch còn liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng tai và khả năng phát âm khi trẻ lớn lên.
Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch được chỉnh sửa tuỳ theo mức độ mà trẻ mắc phải. Phẫu thuật ban đầu tập trung vá khe hở mô mềm, bên trong vòm vọng và vùng khe hở môi bên ngoài.
Từ 3-6 tháng sau khi trẻ sinh ra có thể thực hiện phẫu thuật lần đầu tiên. Lúc này trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Phẫu thuật kết thúc cần được theo dõi, thức ăn sẽ được truyền trực tiếp vào cơ thể, tránh tiếp xúc với vùng mổ để không gây nhiễm trùng. Từ 12 tháng tuổi trở lên, có thể thực hiện phẫu thuật lần tiếp theo để cải thiện thêm cho phẫu thuật lần đầu. Phẫu thuật lần 3 có thể tiến hành trong đoạn từ 2 tuổi đến đoạn thiếu niên. Trẻ có thể phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để cải thiện tình trạng sứt môi hở hàm ếch. Tuỳ vào từng trường hợp bs có chỉ định khác nhau.
Phẫu thuật cải thiện sứt môi hở hàm ếch có thể bao gồm các tác động:
+ Đóng khe hở môi, tạo các vạt mô từ khe hở sau đó tạo đường khâu để làm 2 bên mô liên kết với nhau. Phẫu thuật kết hợp tạo hình môi làm sao bình thường nhất cho trẻ.
+ Đóng khe hở vòm miệng bao gồm có mô cứng và mô mềm. Khi còn là trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp bác sĩ tập trung sửa chữa mô mềm để trẻ có thể bú được bình thường. Sau này khi trẻ lớn hơn, phần mô xương cứng phát triển, đến tuổi mọc răng thì mới cân thiệp thêm phần mô cứng để chỉnh nha và chuẩn bị cho việc mọc răng của trẻ.
+ Phẫu thuật ống tai, có thể trẻ sẽ được đặt ống tai giả, do trẻ sứt môi hở hàm ếch sẽ có cấu tạo tai mũi họng khác người bình thường. Việc đặt ống tai sẽ tạo lỗ mỡ để ngăn ngừa những bệnh lý về tai, đồng thời tránh nhiễm trùng tai, không làm mất đi thính giác của trẻ.
+ Phẫu thuật tạo hình mũi môi cho trẻ khi được 16 tuổi. Đây là phẫu thuật bổ sung và rất cần thiết để chỉnh hình dáng mũi và môi cho người trưởng thành, giúp họ tự tin hơn với ngoại hình của mình.
Bệnh viện JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi, giải cứu hơn 10.000 ca sứt môi hở hàm ếch
Tại Bệnh viện JK Nhật Hàn, chúng tôi đã có kinh nghiệm phẫu thuật tạo hình cho hàng chục ngàn ca tạo hình mũi môi dị tật cho người trưởng thành. Mục đích của phẫu thuật là chỉnh hình cấu trúc mũi và tái sinh hình thái môi toàn diện, nhằm giúp bạn nhân xoá bỏ tự ti về ngoại hình khiếm khuyết.
So với người bình thường, cấu trúc mũi và môi của người dị tật có rất nhiều khác biệt. Theo đó, ThS.BS Lê Viết Trí cho hay: “Người bình thường sẽ có nền móng chiếc mũi ít khuyết điểm, đa số muốn nâng cao hơn. Còn người dị tật mũi môi thì có dấu hiệu của lệch vẹo, nềm móng mũi bất cân xứng, các mô bị co kéo bất thường, kèm theo biểu hiện sẹo để lại từ các phẫu thuật khi còn nhỏ. Tái tạo mũi môi cho người dị tật cần tập trung xử lý mọi thứ về giới hạn bình thường, sau đó điều chỉnh tạo hình để cải thiện hình thái bên ngoài sao cho tốt nhất”.
Cũng theo chuyên gia, phẫu thuật tạo hình mũi môi dị tật cho người trưởng thành còn liên quan đến độ mở của nền xương hàm, độ khuyết của sụn mũi và các mô. Bằng kỹ thuật chuyên biệt, làm sao xử lý được các vấn đề nói trên mới có thể cải thiện được hình thái cho bệnh nhân. Riêng vùng môi, là vùng mô rất khác biệt của cơ thể, các can thiệp chỉnh sửa đòi hỏi tính chỉn chu, kỹ thuật khâu khép chuyển vật tính từng milimet để đảm bảo cải thiện được tối ưu kết quả. Thêm vào đó, hầu hết các trường hợp đều có sẹo nhân trung rất lớn cần phải xử lý để tránh dị dạng cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện JK Nhật Hàn chuyên sâu nâng mũi, đội ngũ bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm. Trong đó, ThS.BS Lê Viết Trí xuất thân là chuyên gia tai mũi họng, nên ông hiểu rất rõ về cấu trúc mũi cũng như những bệnh lý liên quan. Trải qua quá trình dài tu nghiệp tại Hàn Quốc và Canada, bác sĩ Trí đã nghiên cứu giải pháp can thiệp chỉnh sửa dáng mũi cho người dị tật sứt môi hở hàm ếch tại Việt Nam.
Theo đó, khi cải thiện mũi dị tật, vùng vách ngăn mũi cần được tập trung xử lý, giải quyết để có nền móng mũi vững chãi, chống xiêu vẹo. Ông đã nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật Pyramid gia cố trụ mũi bằng chất liệu sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo. Từ đó cố định cùng sụn cánh mũi để đưa mũi lên cao, dựng trụ mũi cân xứng. Đối với trường hợp mũi dị tật cũng như mũi khuyết nặng do tai nạn, đây chính là vấn đề cốt yếu cần can thiệp chỉnh sửa.
Video Bác sĩ Trí chia sẻ cách cải thiện mũi môi dị tật cho trường hợp sứt môi hở hàm ếch
Những hình ảnh kết quả thực tế đã cải thiện cho khách hàng sau phẫu thuật
Liên hệ ngay với đội ngũ Bệnh viện JK Nhật Hàn để nhận thông tin mới nhất về chương trình và nhận hỗ trợ. Hotline 094 1800 999 (Zalo/Viber/Facetime).
Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sứt môi hở hàm ếch hai bên, nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp điều trị cho trường hợp này. Đây là dị tật có thể cải thiện được nếu can thiệp sớm và người trưởng thành cũng có phương án thay đổi diện mạo. Điều quan trọng nhất chính là tìm đến đơn vị uy khoa uy tín, với bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao.