Những nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch

Sứt môi hở hàm ếch là một là một dạng dị tật bẩm sinh,  mặc dù không gây tử vong nhưng ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và sinh hoạt xã hội. Những người khi gặp vấn đề này thường sẽ bị mất mất tự tị? Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch là gì ? Mời bạn cùng Bệnh viện thẩm mỹ JK Nhật Hàn tìm hiểu vấn đề thông qua bài viết sau nhé!

Những nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch
Những nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch

1. Sứt môi hở hàm ếch là gì?

Sứt môi hở hàm ếch là tình trạng các  các mô ở môi và miệng không hình thành đúng cách trong quá trình phát triển:

  • Sứt môi: Khe hở trên môi trên, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên, thường gặp ở vị trí chính giữa. Mức độ khe hở có thể dao động từ nhẹ đến nặng.
  • Hở hàm ếch: Khe hở ở vòm miệng, tạo ra sự thông nối giữa khoang miệng và khoang mũi. Hở hàm ếch có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, nuốt và nghe của trẻ.

Sứt môi hở hở hàm ếch có 3 dạng khác nhau:

  • Sứt môi mà không bị hở hàm ếch
  • Hở hàm ếch mà không sứt môi
  • Sứt môi và hở hàm ếch

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch 

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh trong quá trình mẹ bầu mang thai em bé. Nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch vẫn chưa được xác định chính xác. tuy nhiên có rất nhiều yếu tố dẫn đến dị tật này như di truyền, 

2.1 Yếu tố di truyền 

Một số bằng chứng cho thấy rằng gen di truyền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị sứt môi hở hàm ếch. Các nhà khoa học đã xác định một số gen có liên quan đến sứt môi hở hàm ếch. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều do sự kết hợp của nhiều gen khác nhau.

Nếu người cha  và người mẹ hoặc người thân cận trong gia đình có tiền sử mắc dị tật này thì trẻ em sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị sứt môi hở hàm ếch hơn.Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nếu cha mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch thì con chắc chắn phải trải qua tình trạng tương tự.

2.2 Yếu tố môi trường

  • Tiếp xúc với một số chất độc hại trong thai kỳ: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với một số chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy, hoặc một số hóa chất công nghiệp trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sứt môi hở hàm ếch ở trẻ.
  • Thiếu hụt vitamin: Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc thiếu hụt vitamin B12 hoặc axit folic trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sứt môi hở hàm ếch ở trẻ.
  • Nhiễm trùng: Một số loại virus, chẳng hạn như virus Rubella, có thể gây ra sứt môi hở hàm ếch nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ.

2.3 Bệnh lý của người mẹ trong thai kỳ

Trong quá trình người mẹ mang thai, một số bệnh lý có thể làm gia tăng nguy cơ mắc dị tật của thai nhi. Trong đó bao gồm như:

  • Bệnh tiểu đường: đây chính là lý do vì sao trong thai kỳ các bà mẹ luôn nhận được khuyến cáo kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Nếu mất kiểm soát lượng đường trong máu có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, trong đó sứt môi hở hàm ếch là một điển hình.
  • Bệnh lý béo phì: Mẹ bị béo phì có nguy cơ sinh con mắc dị tật cao hơn so với những người mẹ bình thường khác.

  • Thiếu dinh dưỡng trước và trong khi mang thai: Vitamin B9 hay Axit Folic rất quan trọng từ trước khi mang thai cho đến trong quá trình mang thai. Nếu em bé thiết dưỡng chất này sẽ tìm kiếm từ cơ thể người mẹ, do đó mẹ cần bổ sung để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin và chất quan trọng thì cũng dễ gây nên dị tật cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Các loại thuốc chống trầm cảm, chống co giật, cảm cúm liều mạnh có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Do đó trong quá trình mang thai nếu phải sử dụng thuốc, tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Nhiễm trùng thai kỳ: Khi mang thai nếu người mẹ bị nhiễm rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis… có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật khi sinh con ra. Các vấn đề về nội tiết tố, rối loạn tuyến giáp cũng có thể khiến gia tăng tỉ lệ dị tật.

3. Cách phòng ngừa sứt môi hở ếch 

Sứt môi và hở hàm ếch không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp nhưng bạn nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ:

  • Trong quá trình mang tham bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi.
  • Quan trọng nhất là bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong quá trình mang thai để làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử sứt môi hở hàm ếch, hãy nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ di truyền cho con bạn. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm di truyền để đánh giá nguy cơ chính xác hơn.
  • Hãy tránh một số chất như thuốc lá và một số loại thuốc trong giai đoạn mang thai, vì khi chúng ta sử dụng thì có thể làm tăng nguy cơ sứt môi hở hàm ếch. 
  • Quan trọng nhất là bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong quá trình mang thai để làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch.

4. Địa điểm điều trị sứt môi hở hàm ếch uy tín tại TP.HCM

Tại Việt Nam, Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn dưới sự lãnh đạo của ThS.BS Lê Viết Trí được xem là điểm đến đáng tin cậy, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tạo hình mũi môi dị tật. ThS.BS Lê Viết Trí là chuyên gia tạo hình thẩm mỹ hơn 25 năm kinh nghiệm. Ông đã từng phẫu thuật thành công cho hàng ngàn người Việt Nam từng mắc khuyết điểm sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh.

Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ môi cho người bị dị tật rất khác biệt so với người bình thường. Mỗi ca phẫu thuật có thể cải thiện mũi và môi cho người dị tật ở mức 80-95% so với ban đầu. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể diễn ra nhiều lần. Lần 1 là phẫu thuật chỉnh hình quan trọng nhất, sau đó các lần sau sẽ là các tiểu phẫu chỉnh hình để hoàn thiện thẩm mỹ tối ưu hơn cho diện mạo. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bệnh viện uy tín để phẫu thuật tạo hình mũi môi, chỉnh sửa khuyết điểm sứt môi hở hàm ếch cho người trưởng thành, thì Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn chính là một điểm đến đáng tin cậy. 

> Tham khảo bài viết

Tái tạo mũi cho người bị sứt môi hở hàm ếch

Các phương pháp điều trị sứt môi hở hàm ếch cho trẻ nhỏ và người lớn

Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa chỉ Ưu đãi